John Murphy được xem là một trong những bậc thầy về phân tích kỹ thuật. Ông là tác giả của rất nhiều cuốn sách về phân tích kỹ thuật nổi tiếng như Technical of the Financial Markets, Trading with Intermarket và The Visual Investor.
Dưới đây là 10 kỹ thuật trading quan trọng mà mỗi nhà giao dịch mà John Murphy đã chia sẻ.
1. Xác định bối cảnh thị trường
Trader nên kiểm tra xu hướng trên khung thời gian lớn như W1, MN để nắm được bối cảnh thị trường lớn để có được cái nhìn dài hạn.
Sau đó hãy di chuyển về khung thời gian thấp hơn để giao dịch khi bạn đã nắm được bối cảnh của thị trường. Sẽ an toàn hơn nhiều nếu bạn giao dịch cùng hướng với xu hướng lớn của thị trường.
2. Xác định xu hướng và đi theo xu hướng
Xu hướng có thể là ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Nên trước tiên bạn cần lựa chọn khung thời gian thích hợp để giao dịch với Xu hướng trên khung thời gian đó. Mua trong Xu hướng tăng và bán trong Xu hướng giảm.
3. Xác định đỉnh đáy của xu hướng
Cụ thể là chúng ta đi tìm ngưỡng kháng cự hỗ trợ. Điểm tốt nhất để tham gia giao dịch là tại kháng cự hỗ trợ. Các ngưỡng kháng cự hỗ trợ thường là đỉnh đáy trước đó. Sau khi ngưỡng kháng cự bị phá vỡ, nó trở thành hỗ trợ cho các đợt pullback tiếp theo và ngược lại.
4. Xác định cú hồi
Trong một xu hướng sẽ có những đợt giá điều chỉnh. Bạn có thể đo lường tỷ lệ phần trăm của cú điều chỉnh đó. Công cụ Fibonacci có thể giúp các bạn thực hiện điều này dễ dàng hơn.
Các mức điều chỉnh phổ biến là 38%, 50% và 62%. Nên trader có thể xem xét những ngưỡng này để tìm tín hiệu giao dịch theo xu hướng.
5. Vẽ trendline
Trendline là một trong những công cụ đơn giản và hiệu quả để giao dịch theo xu hướng. Trendline tăng được vẽ từ 2 đáy liên tiếp và trendline giảm được vẽ từ 2 đỉnh. Giá thường sẽ quay trở lại trendline trước khi tiếp tục xu hướng. Sự phá vỡ các đường xu hướng thường báo hiệu sự thay đổi của xu hướng.
Một đường trendline hợp lệ cần có 3 điểm chạm. Trendline càng lâu và có nhiều điểm chạm thì nó càng trở nên quan trọng.
6. Đi theo đường trung bình động
Đường trung bình động giúp trader xác định xu hướng và sự thay đổi của xu hướng, đồng thời cung cấp cho trader những tín hiệu đáng tin cậy để giao dịch theo xu hướng.
Kết hợp 2 Đường trung bình động để tìm tín hiệu giao dịch là cách thức phổ biến nhiều trader sử dụng, như MA 4 và 9, hay MA 9 và 18, hoặc MA 5 và 20,…
7. Xác định những điểm đảo chiều
Các chỉ báo dao động sẽ giúp trader xác định thời điểm thị trường quá mua và quá bán, nơi mà thị thị trường có khả năng đảo chiều.
Hai chỉ báo phổ biến mà trader sử dụng để xác định những vùng giá đảo chiều, đó là RSI và Stochastic. Khi những chỉ báo này vượt mức 70 hoặc 80, được gọi là tín hiệu quá mua và khi giảm xuống dưới mức 20 hoặc 30 gọi là tín hiệu quá bán.
Sự phân kỳ trên chỉ báo dao động thường là dấu hiệu cảnh báo về sự thay đổi của thị trường. Những chỉ báo này hoạt động tốt nhất trong thị trường đi ngang.
8. Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo
Chỉ báo MACD có thể cung cấp tín hiệu giao dịch thông qua sự giao cắt của 2 đường trung bình. Tín hiệu mua xảy ra khi đường trung bình nhanh cắt lên trên đường trung bình chậm, và cả 2 đường đều nằm dưới 0. Tín hiệu bán thì ngược lại.
Phần histogram trên chỉ báo MACD cung cấp những dấu hiệu cảnh báo sớm về sự thay đổi của xu hướng.
9. Sức mạnh của xu hướng
Chúng ta cần chỉ báo ADX để xác định sức mạnh của xu hướng. Khi ADX tăng cho thấy thị trường đang trong một xu hướng mạnh. Khi ADX giảm cho thấy xu hướng đã yếu đi hoặc đang đi ngang.
ADX cần kết hợp với đường trung bình hoặc chỉ báo dao động để có được tín hiệu giao dịch chuẩn hơn.
10. Dấu hiệu xác nhận
Khối lượng giao dịch là thông tin chúng ta cần. Khối lượng là một chỉ báo mang tính xác nhận rất quan trọng. Khi giao dịch theo xu hướng chúng ta cần đảm bảo được rằng khối lượng giao dịch trong xu hướng đó tốt.
Trong xu hướng tăng, những ngày tăng giá thường có khối lượng lớn hơn. Và ngược lại. Khối lượng gia tăng xác nhận rằng xu hướng có sự hỗ trợ. Khối lượng giảm thường là một tín hiệu cảnh báo rằng xu hướng sắp kết thúc. Một xu hướng vững cần có khối lượng tăng theo.