8 điều cơ bản mà bạn cần nắm để hiểu được bất kì thị trường nào
Thường xuyên thay đổi cách tiếp cận giao dịch bởi vì không biết những gì nên làm và những gì không? Anh em vẫn đang tìm kiếm một cách để phân tích biểu đồ một cách hiệu quả? Bạn không chắc chắn về cách sử dụng các indicator phù hợp?
Hầu hết các trader không theo một cách tiếp cận chuyên nghiệp, thường xuyên liên tục thay đổi indicator và lướt qua các biểu đồ mà không thực sự biết rõ những gì cần tìm và cách tìm giao dịch. Ai cũng muốn săn tìm tín hiệu giao dịch và muốn có kết quả nhưng lại không có cách tiếp cận nhất quán.
Đôi khi sẽ không phải là sử dụng tất cả cùng một lúc, chọn một, hai hoặc ba và kết hợp chúng.
1 – Quan điểm khung thời gian cao hơn
Nếu bạn thường giao dịch các biểu đồ H4 hoặc H1, hãy bắt đầu những phân tích của bạn trên biểu đồ Daily hoặc Weekly để có được một số quan điểm tổng thể hơn. Những gì trông giống xu hướng mạnh mẽ trên biểu đồ H1, có thể chỉ là một khoảng di chuyển nhỏ trên biểu đồ H4. Hơn nữa, khi phân tích ở các khung thời gian cao hơn để thấy được các vùng giá quan trọng, các mức hỗ trợ, kháng cự quan trọng mà sau này sẽ ảnh hưởng tới trading trên khung thời gian thấp hơn.
Một mẹo nhỏ thế này, có thể bạn không nghĩ tới nhưng việc phóng to, thu nhỏ biểu đồ cũng rất ảnh hưởng đến cách chúng ta phân tích biểu đồ.
Mô hình Vai – Đầu – Vai ở bên trái trên khung thời gian H đã xảy ra ở mức kháng cự, thì hãy nhìn nó tại điểm (4) bên phải ở khung thời gian hàng ngày. Với góc nhìn ở khung thời gian cao hơn, bạn thường có thể tìm thấy các yếu tố hợp lưu.
2 – Mức cao và thấp
Nhận thức được mức cao và thấp là rất quan trọng vì một số lý do sau:
Đầu tiên, mức cao và thấp đều được tất cả mọi người trên thị trường theo dõi, mọi phong cách trade đều cần theo dõi. Dù phân tích cơ bản, phân tích kĩ thuật hay thậm chí là phương tiện truyền thông bbáo chí cũng thường dùng mức cao và thấp để phân tích vấn đề.
Thứ hai, các nhà giao dịch sử dụng mức cao và thấp để tìm điểm vào lệnh, đặc biệt là khi có breakout và thị trường đang có xu hướng. Dừng lỗ cũng được tính toán dựa trên các mức cao và thấp.
Tất cả các mô hình nến được làm ra nhằm mô tả mức cao và mức thấp của thị trường, do đó mọi người cần hiểu được mức cao và mức thấp.
3 – Mức hỗ trợ và kháng cự
Nhiều người vẽ đường hỗ trợ và kháng cự chằng chịt lên cả, tìm được là vẽ, không nên. Thay vào đó, chỉ cần tập trung vào những chỗ đảo chiều quan trọng nhất và luôn giữ cho biểu đồ của mình sạch sẽ, dễ nhìn.
Chỉ tập trung vào các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng và rõ ràng nhất gần với mức giá hiện tại và không bị ám ảnh về những phản ứng nho nhỏ của thị trường. Phân tích tê liệt là một vấn đề mà nhiều trader phải đối mặt vì họ vẽ vời quá nhiều. Học trading chứ không phải học vẽ.
4 – Đường xu hướng
Kênh và đường xu hướng tương tự như hỗ trợ và kháng cự và vẽ tầm 2 – 3 đường là chúng ta cũng có thể nhìn thấy các mẫu biểu đồ như tích lũy hay tam giác.
Đường xu hướng có thể được sử dụng để phân tích sức mạnh của xu hướng khi chúng ta xem xét đường xu hướng tăng hoặc giảm mạnh như thế nào. Khi giá tăng cao khỏi đường xu hướng hoặc giảm rớt xuống dưới đường xu hướng, những giá đó có thể quan trọng cho biết về sức mạnh xu hướng.
Việc phá vỡ đường xu hướng thường có thể báo hiệu việc tạo thành xu hướng mới.