Bảo hiểm rủi ro (Hedging) trong đầu tư Forex là gì?

Bảo hiểm rủi ro (Hedging) hay Khóa (Locking) là biện pháp bảo vệ tạm thời cho các trạng thái đang mở ở một thị trường, bằng cách mở các trạng thái ở chiều hướng ngược lại tại một thị trường khác có liên hệ chặt chẽ với thị trường đầu tiên.

Bảo hiểm rủi ro cũng có thể là mở các trạng thái cho cùng loại công cụ với cùng quy mô những ngược chiều với các trạng thái đang được mở sẵn.

Khi đưa ra một quyết định đầu tư, chúng ta luôn phải đối mặt với rủi ro khi mà mức giá của một công cụ tài chính có thể thay đổi không giống như chúng ta kỳ vọng. Đa dạng hóa và khóa các trạng thái giúp chúng ta có thể tối ưu hóa chỉ số rủi ro/lợi nhuận của mình.

Hãy cùng xem xét các bảo hiểm rủi ro trong từng trường hợp:

Các trạng thái được mở với cùng một cặp tiền tệ theo cùng một chiều hướng.

Các nhà kinh doanh, nhất là những người mới bắt đầu, thường xuyên mở các trạng thái mới cho cùng một loại công cụ giao dịch nhằm cố gắng bù đắp cho một trạng thái đang thua lỗ mà họ đã mở (ví dụ, họ mở một trạng thái mua một loại tiền tệ và sau đó họ mua loại tiền tệ này ở mức giá tốt hơn).

Điều này thường là vì họ tin rằng giả định ban đầu của mình về xu hướng giá cả vẫn đúng và khi tình hình đảo ngược, họ sẽ kiếm được mức lời thậm chí là cao hơn.

Tuy nhiên, trên thực tế, cách tiếp cận này thường sai. Nếu bạn mở một trạng thái gây thua lỗ thì có nghĩa là bạn đã phạm sai lầm và phân tích của bạn đã sai, và sẽ thật vô nghĩa khi liều lĩnh mở các trạng thái mới theo cùng chiều hướng đó khi mà nhiều khả năng bạn sẽ chỉ làm khoản lỗ lớn thêm.

Bạn chỉ nên mở thêm trạng thái mới theo cùng chiều hướng khi mà các trạng thái hiện tại là có lãi.

Các trạng thái được mở với cùng một cặp tiền tệ, nhưng theo chiều hướng khác nhau.

Đây là một trong những biện pháp bảo hiểm rủi ro tiền tệ phổ biến nhất – mở hai trạng thái với cùng quy mô, một để mua và một để bán cùng một cặp tiền tệ.

Ví dụ, giả sử bạn mua 1 lô EUR/USD. Sau đó, trạng thái của bạn trở nên thua lỗ và mức lỗ ngày càng cao. Sau đó bạn bán 1 lô EUR/USD. Do vậy, mức lỗ không tăng lên nhưng cũng không hề biến mất. Rủi ro được hạn chế.

Sớm hay muộn thì trạng thái đang gây thua lỗ sẽ mang lại lợi nhuận, nhưng đồng thời trạng thái còn lại sẽ chuyển sang lỗ. Vậy thì nên đóng trạng thái nào? Như trên thực tế thường thấy, các nhà kinh doanh thường đóng trạng thái có lãi và duy trì trạng thái gây thua lỗ với hy vọng thị trường sẽ đảo chiều và họ có thể đóng nó với một chút lãi hoặc ít nhất là không bị lỗ.

Nếu bạn đang ở trong tình trạng tương tự, tôi khuyên bạn không nên ra khỏi thị trường ngay khi kiếm được chút lãi mà nên phân tích thị trường để đánh giá nó. Có thể bạn sẽ chẳng thu được gì từ việc đóng bên đang có lãi của một giao dịch bảo hiểm rủi ro và tiếp tục chịu lỗ cao hơn với bên còn lại.

Đầu tiên, bạn nên đặt lệnh Cắt lỗ hay Chốt lời cho cả hai trạng thái theo chiến lược giao dịch của bạn. Và nói chung, nên cố gắng tránh giao dịch bảo hiểm rủi ro càng xa càng tốt. Sẽ tốt hơn khi đóng một trạng thái giao dịch gây thua lỗ ngay lập tức vì trong trường hợp đó, bạn sẽ không phải mất thêm tiền cho khoảng chênh lệch giữa giá chào mua và giá chào bán khi mở một trạng thái theo chiều ngược lại.

Các trạng thái được mở với các cặp tiền tệ khác nhau theo các hướng khác nhau.

Bảo hiểm rủi ro thực sự là mua hoặc bán một vài cặp tiền tệ. Các cặp tiền tệ này càng ít có mối liên hệ với nhau thì bảo hiểm rủi ro càng có tác dụng.

Nếu bạn mua EUR/USD và GBP/USD cùng lúc, bạn sẽ không thể kiếm được bất cứ chút lợi ích bảo hiểm rủi ro nào vì 2 cặp tiền tệ này có mối tương quan cùng chiều chặt chẽ. Xét về dài hạn, EUR/USD và GBP/USD thường có xu hướng biến động giống nhau.

Tuy nhiên, việc bảo hiểm rủi ro sẽ có lợi hơn nhiều nếu bạn sử dụng cặp EUR/USD và USD/JPY. Giữa hai cặp này không có mối quan hệ chặt chẽ, do đó sẽ là bớt rủi ro hơn nhiều nếu bạn phân bổ nguồn vốn đầu tư vào 2 cặp tiền tệ này thay vì chỉ vào 1 cặp.

Bạn cũng không nên mua và bán đồng đô-la Mỹ cùng lúc ngay cả khi là trong các cặp tiền tệ khác nhau, bởi tiềm năng lợi nhuận trong trường hợp này là rất hạn chế.

Với kiến thức về quan hệ giữa các công cụ khác nhau, bạn có thể đầu tư vào nhiều thị trường khác nhau cùng lúc: ví dụ, mua EUR/USD và Vàng Giao ngay. Nếu tỷ giá EUR/USD đi xuống thì giá vàng thường đi lên, nhưng mức độ biến động giá ở các thị trường khác nhau là khác nhau. Do đó, bạn sẽ giảm đến tối thiểu các rủi ro trong một thị trường bằng việc đầu tư vào các công cụ tài chính khác nhau.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *