Binance bị Mỹ mở rộng điều tra với cáo buộc “giao dịch tay trong” và “thao túng giá trị”

Cuộc điều tra của giới chức Mỹ vào sàn giao dịch tiền mã hóa Binance đã mở rộng, bao gồm thêm các cáo buộc “giao dịch tay trong” và “thao túng giá trị”.

                    Binance bị Mỹ mở rộng điều tra với cáo buộc “giao dịch tay trong” và “thao túng giá trị”

Theo nguồn tin của Bloomberg, Ủy ban Giao dịch Tài sản Tương lai (CFTC) đang tập trung điều tra xem liệu Binance và nhân viên của họ lợi dụng khách hàng để kiếm lời. Trước đó, CFTC cũng đã cáo buộc Binance cho phép người dùng Mỹ giao dịch phái sinh.

Binance đang là sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới, xử lý khối lượng giao dịch hàng chục tỷ USD hàng tháng. Điều này đồng nghĩa với việc Binance có quyền tiếp cận đến hàng triệu giao dịch của người dùng, và giới chức Mỹ đang thắc mắc liệu sàn có đang lợi dụng những thông tin này để giao dịch thao túng giá trị gây bất lợi cho khách hàng.

Trả lời Bloomberg, người phát ngôn của Binance cho biết nền tảng này có quy định nghiêm cấm giao dịch tay trong và ngăn chặn các hành vi trái đạo đức, gây tổn hại đến người dùng và lĩnh vực tiền mã hóa. Đội ngũ bảo mật của Binance cũng thường xuyên điều tra nội bộ để phát hiện những hoạt động không đúng mực và kỷ luật nhân viên, với mức phạt nhẹ nhất là sa thải.

Trong khi đó, CFTC từ chối bình luận về vụ việc.

Như đã được Coin68 đưa tin, Binance trong năm 2021 đã trở thành tâm điểm điều tra của nhiều đơn vị thực thi pháp luật trên toàn cầu. Chính vì vậy, Binance đã phải cắt giảm hoạt động của mình ở một số quốc gia, còn CEO của họ đích thân tuyên bố sẽ tuân theo các yêu cầu của giới chức pháp lý để có được giấy phép hoạt động, thậm chí chuyển đổi mô hình hoạt động “phi tập trung” của công ty để thành lập một trụ sở hữu hình.

Tại Hoa Kỳ, Bộ Tư pháp và Sở thuế vụ cũng từng mở các cuộc điều tra vào Binance, song đã không có cáo buộc chính thức nào được đưa ra.

Trước khi chuyển sự chú ý sang Binance, CFTC đã từng điều tra sàn giao dịch phái sinh BitMEX với cáo buộc cho phép người dùng Mỹ giao dịch hợp đồng tương lai nhưng lại không đăng ký lên cơ quan này, cũng như thiếu các cơ chế phòng chống rửa tiền cần thiết. Hồi tháng 8, BitMEX đã quyết định chi trả 100 triệu USD để “hòa giải” với CFTC, song không thừa nhận cũng như bác bỏ những cáo buộc trên.

Nguồn tin tức tổng hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *