Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Các yêu cầu quan trọng khi thiết kế

Hầu hết các doanh nghiệp lớn nhỏ đều sở hữu một bộ nhận diện thương hiệu riêng. Đây được xem là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu bạn đang kinh doanh mà chưa có một hệ thống nhận diện hoàn chỉnh, chuyên nghiệp và ấn tượng thì đây chính là lúc bạn cần thay đổi nếu không muốn bị các đối thủ nhanh chóng vượt mặt, chiếm hết thị phần.

Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện bao gồm các yếu tố hữu hình, những biểu tượng trực quan giúp truyền tải thông tin, bản sắc của doanh nghiệp tới mọi người. Hiểu một cách đơn giản hơn hệ thống nhận diện của thương hiệu là những gì người tiêu dùng nhìn thấy, cảm nhận. Một vài trong số các yếu tố nhận diện cơ bản có thể kể đến như nhãn hiệu, slogan, bao bì,…

Khi có một quy chuẩn nhận diện, khách hàng sẽ dễ dàng phân biệt được giữa sản phẩm của bạn và đối thủ cạnh tranh, tạo ấn tượng sâu sắc trong tâm trí người dùng. Mặc dù không thể đo lường chính xác, tuy nhiên đây là một trong những thành tố quan trọng trong việc kích thích khả năng mua hàng của mọi người. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu tốt thì chưa chắc thành công, nhưng nếu muốn thành công thì bắt buộc phải làm được điều này.

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? 

Bộ nhận diện thương hiệu văn phòng

  • Tên thương hiệu

  • Logo

  • Slogan, tagline

  • Hoá đơn doanh nghiệp

  • Giấy viết thư

  • Thẻ nhân viên

  • Đồng phục nhân viên

  • Phong bì thư

  • Sổ tay nhân viên

Bộ nhận diện thương hiệu marketing

  • Catalogue

  • Brochure

  • Tờ rơi và tờ gấp

  • Hồ sơ năng lực

  • Website

  • Video quảng cáo

  • Mũ, nón, áo thun

  • Cặp, túi xách, sổ, bút

  • USB, móc khóa

  • Dù, ô, áo mưa

  • Các phương tiện vận chuyển (ôtô, xe buýt)

Bộ nhận diện thương hiệu ngoài trời

  • Bảng hiệu (ngang, dọc)

  • Biển chỉ dẫn

  • Không gian thiết kế nội thất

  • Billboard, Pano

Lợi ích khi thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu phù hợp

Không phải tự nhiên mà tất cả doanh nghiệp, từ nhỏ đến lớn đều cố gắng xây dựng bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ, chắc chắn sẽ có rất nhiều lợi ích cho họ.

Định hình chỗ đứng của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng

Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng giúp khách hàng nhớ tới sản phẩm, thương hiệu của bạn. Nói một cách dễ hiểu hơn là với bộ nhận diện này, nó tạo cho doanh nghiệp một hình ảnh rõ ràng, dễ nhớ, dễ liên tưởng, từ đó bất kỳ ai muốn miêu tả về thương hiệu đều có thể dễ dàng trình bày. Dù là cả một tổ chức đồ sộ vẫn dễ dàng thu gọn là bằng một bộ nhận diện. Còn không, doanh nghiệp giống như một “người vô hình”, không danh tính, không tính cách, và rất khó để diễn tả. Xây dựng được các yếu tố nhận diện thương hiệu là điều tiên quyết nếu bạn muốn bắt đầu vào quá trình chinh phục tình cảm của người tiêu dùng.

Thuận lợi cho việc xây dựng các chiến lược marketing

Không phải tự nhiên mà các chiến lược marketing hiệu quả đều được triển khai dựa trên hệ thống nhận diện thương hiệu. Sự nhất quán trong hệ thống nhận diện thương hiệu, sự đồng bộ trong các kế hoạch truyền thông sẽ giúp tạo sự liên kết giữa các chiến dịch, tập trung theo một số yếu tố nhất định, tránh bị lan man, không có mục tiêu rõ ràng, và đối với người tiêu dùng khi nhìn vào cũng cảm thấy thân thuộc hơn, từ đó tạo sự tin tưởng hơn với doanh nghiệp.

Giảm chi phí quảng cáo, khuyến mãi

Khi có một chiến dịch quảng cáo ấn tượng, ngay lần đầu nó sẽ thu hút được sự quan tâm từ phía người xem. Lúc đó, doanh nghiệp sẽ không cần bỏ quá nhiều ngân sách vào quảng cáo và khuyến mãi vì khách hàng đã biết đến sự tồn tại của thương hiệu, mà có thể tập trung vào phát triển sản phẩm, hướng đến các mục tiêu dài hạn hơn.

Gia tăng lợi nhuận đạt được 

Một khi khách hàng đã tin tưởng vào doanh nghiệp, họ sẽ sẵn sàng chi trả nhiều hơn để có được những sản phẩm có thương hiệu tốt hơn. Đó là lý do tại sao cùng là một sản phẩm nhưng nếu đến từ nhãn hiệu kém nổi tiếng, giá thành của nó chắc chắn sẽ thấp. Người tiêu dùng sẽ có xu hướng hoài nghi và không dám chi mạnh tay cho những thương hiệu không mang lại sự tin tưởng cho họ. Xây dựng một hệ thống nhận diện đầy đủ sẽ giúp khách hàng tự tin hơn khi sử dụng sản phẩm của bạn, nó trở thành một yếu tố nâng cao giá trị món hàng, từ đó lợi nhuận sẽ được cải thiện.

>> Một vài bí quyết định giá sản phẩm này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu lợi nhuận!

Giữ chân khách hàng trung thành

Không phải sau khi thu hút được sự quan tâm từ phía người dùng là bạn đã thành công và không còn phải quan tâm đến nhóm khách hàng này. Bất cứ khi nào sơ sẩy, các đối thủ sẽ chớp lấy thời cơ và hớt tay trên của bạn. Vì vậy, việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ chính là cách giúp doanh nghiệp kết nối với người tiêu dùng, tạo dựng mối quan hệ thân thiết và giữ chân họ ở lại với bạn.

Tăng tầm ảnh hưởng, giá trị cho công ty

Khi định giá một doanh nghiệp, người ta không chỉ nhìn vào vốn cổ phần, nguồn tiền, tài sản cố định,… mà còn dựa rất nhiều vào các yếu tố nhận diện. Nhiều doanh nghiệp sử dụng yếu tố này để tạo niềm tin cho cổ đông, dễ dàng kêu gọi vốn đầu tư, tạo lợi thế khi đàm phán kinh doanh với đối tác,… Có một bộ nhận diện đầy đủ và ấn tượng là bạn đã có tỷ lệ thành công cao khi triển khai một kế hoạch bất kỳ, hướng đến việc phát triển bền vững trong tương lai.

Ảnh hưởng tích cực đến nội bộ doanh nghiệp

Không phải hệ thống nhận diện thương hiệu chỉ ảnh hưởng đến các yếu tố bên ngoài như đối tác, khách hàng,… mà nội bộ doanh nghiệp cũng sẽ cảm thấy tự hào và hãnh diện khi làm trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp, có danh tiếng. Từ đó mọi người sẽ cố gắng hết sức để xây dựng một môi trường vững mạnh, không bị chảy máu chất xám ra ngoài và có thể cạnh tranh lại với các đối thủ khác.

Đẩy nhanh quá trình dẫn đến thành công

Tại sao các doanh nghiệp lớn khi ra mắt một mặt hàng nào đó thì dễ được công chúng đón nhận hơn? Đó chính là vì họ đã sở hữu sẵn một hệ thống nhận diện thương hiệu nên tạo được sự tin tưởng với khách hàng. Lúc này, họ sẽ không cần tốn quá nhiều công sức thuyết phục mọi người sử dụng sản mà chính khách hàng sẽ tự tìm tới để trải nghiệm chúng, tiết kiệm được rất nhiều thời gian, sức lực và tiền bạc.

Những yêu cầu cơ bản khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu 

Tính duy nhất 

Muốn thiết kế được các yếu tố nhận diện thương hiệu ấn tượng thì phải tạo được sự khác biệt. Tuyệt đối đừng vì thiếu ý tưởng, hay vì lý do khách quan nào đó mà sao chép, thiết kế trùng ý tưởng với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Điều này sẽ khiến người tiêu dùng càng lo ngại hơn về chất lượng sản phẩm của bạn, và tin tưởng đối thủ hơn, vô hình chung là bạn đang làm nên cho đối thủ. Cho nên, hãy tìm ra những mẫu độc đáo, phù hợp với định hướng phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Đối với những ai có nhiều sản phẩm khác nhau thì nên xây dựng bộ nhận diện riêng cho từng nhãn hiệu.

Tính thống nhất

Các yếu tố nằm trong bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp phải có tính thống nhất với nhau, từ logo, các ấn phẩm văn phòng, ấn phẩm truyền thông,… Các hạng mục này nên thống nhất về mặt màu sắc, biểu tượng, hình ảnh,… để khách hàng khi nhìn vào sẽ dễ dàng ghi nhớ hơn. Khi thay đổi nhận diện cũng cần phải thiết kế lại sao cho đồng bộ để tránh sự thiếu thống nhất của cả tổng thể.

Phù hợp với doanh nghiệp

Mỗi bộ thiết kế sẽ mang ý nghĩa khác nhau, chính vì vậy bạn không nên chọn đại một ý tưởng nào đó. Từng đường nét, màu sắc sẽ phản ánh tính cách của doanh nghiệp đến với khách hàng. Đừng để người mua hiểu sai về những gì bạn đang hướng tới, vì khi cả 2 bên đã không hiểu nhau thì khó tạo được một mối quan hệ lâu dài. Để mất đi nguồn khách hàng này cũng chính là bạn đang tạo cơ hội cho đối thủ chiếm lấy thị phần và cản trở con đường kinh doanh sắp tới của doanh nghiệp.

>> Khi đã thiết kế được các yếu tố nhận diện thương hiệu phù hợp, điều cần làm lúc này là phải đăng ký bảo hộ với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để đảm bảo tài sản vô giá này không bị các đối thủ khác sử dụng trái phép, gây thiệt hại xấu đến bộ mặt doanh nghiệp. Nên:

  • Đăng ký logo, slogan

  • Đăng ký tên thương hiệu

  • Đăng ký tên sản phẩm, nhãn mác sản phẩm

Quy trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng

Bước 1: Xây dựng bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp

Rất nhiều người khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu thường bỏ qua bước này, tuy nhiên đây lại là yếu tố đặt nền móng cho sự thành công của các ấn phẩm, vì thế đừng chủ quan mà quên mất việc nhìn về bức tranh toàn cảnh của thương hiệu. Ở giai đoạn này, bạn cần phải có kế hoạch giải quyết các vấn đề như: đối tượng thương hiệu hướng đến là ai, các giá trị mong muốn đem đến cho cộng đồng, bản sắc riêng của bạn, triết lý kinh doanh, mục tiêu,… Sau đó kết hợp chúng lại với nhau để có được những “nét vẽ” đầu tiên.

Đừng sợ mất quá nhiều thời quan khi làm điều này. Thương hiệu chính là bộ mặt của doanh nghiệp, càng chăm chút kỹ lưỡng bao nhiêu, sau này chính bạn là người được hưởng lợi bấy nhiêu.

Bước 2: Lên ý tưởng và phác thảo thiết kế

Khi đã có bước nghiên cứu kỹ càng về thương hiệu thì bạn đã đi được hơn nửa chặng đường xây dựng nhận diện cho thương hiệu. Điều bạn cần làm bây giờ là truyền tải những ý tưởng này đến các bộ phận liên quan để họ phác thảo lại. Nếu nguồn lực trong doanh nghiệp không thể quán xuyến được việc này, có rất nhiều đơn vị bên ngoài có thể thay bạn đảm nhận trọng trách. Họ có thể phác họa thành nhiều mẫu khác nhau để bạn có thể lựa chọn.

Bước 3: Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Khi thống nhất được các ý tưởng và có định hướng rõ ràng, các nhà thiết kế sẽ thêm thắt các “gia vị” giúp các ấn phẩm trở nên sinh động, thu hút người xem hơn. Tuy nhiên mọi chi tiết, màu sắc phối hợp phải đồng nhất với nhau, thể hiện tính chuyên nghiệp của thương hiệu. Trong quá trình này, bên yêu cầu và bộ phận thiết kế cần có sự tương tác với nhau để điều chỉnh ấn phẩm phù hợp, tránh lãng phí thời gian và công sức.

Một số lưu ý quan trọng:

Logo

Đối với logo, nhà thiết kế nên ưu tiên bắt đầu bằng một bản nháp đen trắng để ngay cả khi chưa có màu sắc thì với những đường nét này cũng đủ để truyền tải tinh thần của thương hiệu.

Bảng màu

Khi đã có được một logo trắng đen nổi bật, để tạo thêm sự ấn tượng thì cần biết cách phối màu sao cho phù hợp và dễ dàng ứng dụng. Ứng dụng linh hoạt được hiểu là khi đưa bộ nhận diện vào các thiết kế sau này của công ty cũng đều tạo được sự nổi bật và khác biệt.

Kiểu chữ

Không nên sử dụng quá nhiều font chữ trong một ấn phẩm, chỉ nên giới hạn từ 1 – 3 kiểu để tránh nhiễu ý tưởng. Nếu áp dụng tốt thì nó sẽ làm toát lên được tính cách thương hiệu, mạnh mẽ phóng khoáng hay là bay bổng, mềm mại.

Một số ấn phẩm khác

Các sản phẩm thiết kế khác như các ấn phẩm quảng cáo, các banner, món quà tặng khách hàng, ấn phẩm văn phòng,… đều phải bỏ công sức ra làm chỉn chu nhất, đảm bảo các nguyên tắc đồng bộ của một hệ thống nhận diện thương hiệu.

Bước 4: Đăng ký quyền bảo hộ cho thương hiệu

Đăng ký bảo bộ chính là cách tốt nhất để bảo vệ công sức cũng như chất xám mà bạn đã đầu từ vào những ấn phẩm này. Bạn sẽ không còn sợ các đối thủ khác cố tình sao chép để chuộc lợi cho họ hoặc với mục đích làm giảm uy tín của doanh nghiệp. Đăng ký bản quyền thiết kế, bảo hộ thương hiệu giúp khẳng định chủ quyền, thể hiện tính chuyên nghiệp.

Bước 5: Tiến hành sản xuất ấn phẩm và đem vào ứng dụng

Có rất nhiều trường hợp tiến hành bước 5 trước nên đã bị các đối thủ khác hớt tay trên, đi đăng ký bảo hộ trước, từ đó doanh nghiệp này bị mất trắng. Bước này chỉ nên thực hiện khi bạn đăng ký bản quyền thiết kế thành công. Lúc này, bạn cần giám sát quy trình sản xuất, xem có vấn đề nào phát sinh hay không để kịp thời xử lý. Sau khi mọi việc hoàn tất, bạn sẽ đem ứng dụng những ấn phẩm này cho nội bộ công ty trước, sau đó mới lên các kế hoạch truyền thông để tăng độ nhận diện ra bên ngoài.

>> Chiến lược nhận diện thương hiệu muốn thành công thì cần phải kết hợp với những bài content marketing thu hút!

Bước 6: Đánh giá mức độ hiệu quả và sửa đổi

Khi các thiết kế được truyền thông ra bên ngoài không phải là bạn đã hoàn thành và có thể ngồi chơi. Lúc này, hãy đo lường mức độ phản ứng của thị trường, nếu tốt thì bạn có thể tiếp tục sử dụng hệ thống nhận diện này để phát triển sản phẩm, còn khi nhận được quá nhiều đánh giá tiêu cực thì nên tìm hiểu vấn đề và đưa ra được phương án khắc phục phù hợp.

Vì sao các thương hiệu thay đổi hệ thống nhận diện sau một khoảng thời gian?

Yếu tố nhận diện đã lỗi thời

Không phải doanh nghiệp nào sau một thời gian tồn tại cũng cần phải thay đổi logo, tên thương hiệu, slogan,… Có rất nhiều doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới vẫn giữ hệ thống nhận diện thương hiệu của họ trong một thời gian dài vì nó vẫn được người dùng yêu thích và đem lại hiệu quả. Chỉ khi màu sắc, hình ảnh và font chữ đã bị lỗi thời, phong cách thiết kế không còn phù hợp với hiện tại thì mới là lúc cần thay đổi.

Xây dựng cảm nhận với khách hàng tốt hơn

Dù các mẫu thiết kế có hiện đại, độc đáo đến mấy, tuy nhiên cộng đồng người sử dụng lại có những đánh giá tiêu cực thì bạn cũng nên tìm cách khắc phục để cắt giảm những ý kiến trái chiều này, tăng sự thân thiện với khách hàng hơn.

Doanh nghiệp hợp nhất với thương hiệu khác 

Để tránh sự đối lập bản sắc của 2 thương hiệu, cách tốt nhất là xây dựng bộ nhận diện thương hiệu phù hợp với thực trạng. Tuy nhiên, nếu được thì có thể sử dụng màu sắc, hình ảnh, font chữ tương tự để tạo sự quen thuộc với người tiêu dùng. Ngoài ra, kết hợp chồng chéo cả 2 vào chung một bộ ấn phẩm cũng là một cách thiết kế khá hiệu quả.

Quy mô đã mở rộng

Đối với những doanh nghiệp, ở thời điểm khởi nghiệp chỉ kinh doanh một số mặt hàng nhất định, tuy nhiên với việc ăn nên làm ra, họ đã quyết định mở rộng dòng sản phẩm cung cấp. Lúc này, doanh nghiệp nên xây dựng lại hệ thống nhận diện để tránh hiểu lầm của khách hàng, xóa bỏ những rào cản phát triển của các sản phẩm mới trong tương lai.

Xây dựng chiến lược marketing, thu thú sự chú ý của cộng đồng 

Một ví dụ điển hình chính là Xiaomi – tập đoàn sản xuất hàng điện tử đến từ Trung Quốc. Mới đây, họ đã chi một số tiền khổng lồ cho việc chỉnh sửa lại mẫu thiết kế logo. Không có quá nhiều sự khác nhau giữa ấn phẩm cũ và mới, tuy nhiên việc này đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng.

Ví dụ về bộ nhận diện thương hiệu của TMT 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *