Các mô hình đảo chiều (Reversal patterns) trong đầu tư Forex

Các mô hình đảo chiều là những mô hình được hình thành nhờ sự đảo chiều của xu hướng.

Các mô hình đảo chiều xuất hiện tại cuối mỗi xu hướng, khi các mức đỉnh và mức đáy được tạo thành.

Một vài quy tắc cơ bản và phổ thông cho tất cả các mô hình đảo chiều:

  • Một mô hình đảo chiều sẽ chỉ xuất hiện sau một xu hướng lớn, tại thời điểm cuối của một pha trong xu hướng (đi lên hoặc đi xuống).
  • Quy mô của mô hình giá cần phải tương xứng với quy mô của xu hướng trước đó. Mô hình giá cần thể hiện 1/3 diễn biến và không quá một nửa quy mô diễn biến trước đó.
  • Mô hình giá càng lớn thì diễn biến tiếp theo càng đáng xem xét.
  • Chiều cao của mô hình giá thể hiện mức biến động (mức giá thay đổi như thế nào) và chiều rộng của mô hình giá thể hiện quãng thời gian mà mức giá cần để tạo thành mô hình giá.
  • Mô hình giá càng mất nhiều thời gian để hình thành thì càng có vai trò quan trọng.
  • Các mô hình đảo chiều ở mức đỉnh thường ngắn và ít biến động hơn so với các mô hình đảo chiều ở mức đáy.
  • Khối lượng giao dịch sẽ là yếu tố xác nhận sự đảo chiều. Sự sụt giảm khối lượng giao dịch xác nhận việc một mô hình giá đang được tạo thành; khối lượng giao dịch sẽ tăng lên ở thời điểm gần tới và ngay sau sự đảo chiều.
  • Dấu hiện đầu tiên của sự đảo chiều là việc phá vỡ một đường xu hướng quan trọng.
  • Sẽ mất nhiều thời gian để các mức giá tạo thành một mô hình đảo chiều hơn là một mô hình tiếp diễn.
  • Thị trường không phải lúc nào cũng đạt tới mức giá mục tiêu mà mô hình đưa ra
  • Các dấu hiệu mà các mô hình giá đưa ra sẽ là đáng tin cậy nhất khi các mô hình giá được tạo thành trên các khung thời gian kéo dài hơn 4 giờ.
  • Sự phân kỳ của Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) và Đường trung bình Di động Phân kỳ/Hội tụ (MACD) là các dấu hiện xác nhận sự đảo chiều.

Head and Shoulders

 

Đầu và các vai là một trong những mô hình quan trọng và thường gặp nhất trong số các mô hình đảo chiều. Nó có thể là sự hình thành đỉnh hoặc đáy và được thể hiện bằng một đỉnh giá bao quanh bởi hai đỉnh khác thấp hơn, hoặc một đáy giá bao quanh bởi hai đáy khác cao hơn.

Mô hình được tạo thành như thế nào?

Sau một diễn biến giá đáng kể, xu hướng lúc này sẽ gặp các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự và không thể vượt qua chúng. Dấu hiệu đảo chiều đầu tiên là khi một đường xu hướng quan trọng bị cắt qua (điểm 1).

Sau bước ngoặt này, giá sẽ quay trở lại mức đáy trước đó (điểm 2).

Tại đây, nó gặp đường hỗ trợ và cố gắng khôi phục xu hướng nhưng không thành công (điểm 3).

Một mặt, nó khuyến khích các nhà kinh doanh đóng trạng thái mua của mình. Mặt khác, nó cũng khuyến khích người bán bán ra. Giá vì thế sẽ cắt qua đường viền cổ (neckline) (điểm 4).

Đường viền cổ là đường hỗ trợ nối liền các mức đáy tạo thành giữa vai trái và đầu và giữa đầu và vai phải. Đường viền cổ bị cắt qua là bước cuối cùng hoàn thiện mô hình này.

Nếu bạn quan sát một mô hình Đầu và các vai ngược lại, nghĩa là nó thể hiện sự hình thành đáy, thì đường viền cổ lúc này là một đường kháng cự nối liền các mức đỉnh tạo thành giữa vai trái và đầu và giữa đầu và vai phải.

Đặc trưng:

  • Phải trông giống với đầu và vai của người và không nên bị làm cho biến dạng.
  • Hai vai phải gần tương đương nhau. Một bên không nên lớn hơn bên còn lại và chúng nên được tạo thành trên một ngưỡng giá xấp xỉ nhau.
  • Độ dốc của đường viền cổ (Neckline) không nên quá cao. Đường viền cổ có độ dốc càng thấp thì mô hình giá càng có vai trò quan trọng.
  • Việc đường viền cổ bị phá vỡ sẽ hoàn thiện mô hình giá và là dấu hiệu bắt đầu mở một trạng thái.
  • Mục tiêu giá là chênh lệch giữa mức đỉnh hoặc mức đáy của đầu và đường viền cổ được phân chia từ điểm cắt qua hoặc từ mức đáy hoặc đỉnh trước đó (điểm 2), nếu góc giữa đường viền cổ và trục hoành là góc nhọn.
  • Mức cắt lỗ nên được đặt trên đường viền cổ khi bạn đang bán ra hoặc dưới đường viền cổ nếu bạn đang mua vào
  • Mức giá có thể quay lại đường viền cổ sau khi phá vỡ đường này và sau đó nó lại tiếp tục diễn biến theo xu hướng của quá trình phá vỡ trước đó.

Double Top & Double Bottom

 

Mô hình giá này thường được tạo thành và chứng tỏ tính hiệu quả của nó trong rất nhiều trường hợp. Nó được tạo nên từ hai mức đỉnh hoặc hai mức đáy, những mức này gần như cùng nằm trên một đường giá.

Chúng ta hãy cùng xem xét mô hình giá Đỉnh đôi. Sự tạo thành mô hình Đáy đôi tương tự:

Sau một xu hướng đi lên mạnh mẽ, mức giá gặp phải đường kháng cự và không thể vượt qua nó. Do đó, giá giảm và thị trường đảo chiều sang xu hướng đi xuống và mức giá cắt qua đường xu hướng (điểm 1).

Đây là dấu hiệu đảo chiều đầu tiên. Mức giá tiếp tục đi xuống cho đến khi nó nhận được một vài sự hỗ trợ. Đây là thời điểm mà người mua tham gia thị trường và cố gắng khôi phục xu hướng đi lên trước đó (điểm 2).

Nhưng họ không thành công khi giá đạt tới mức đỉnh trước đây (điểm 3).

Nó khuyến khích người mua đóng trạng thái mua của mình và người bán bán ra. Một xu hướng đi xuống mới cắt qua đường của đáy trước đó (điểm 4).

Sự phá vỡ này hoàn thiện mô hình giá.

Đặc trưng:

  • Chênh lệch giữa giá tại các mức đỉnh hoặc các mức đáy không nên quá lớn (không vượt quá 20%).
  • Mức đỉnh thứ hai nên cùng nằm trên một đường giá với mức đỉnh thứ nhất hoặc thấp hơn nó. Sự tạo thành mô hình Đáy đôi cũng tương tự. Đáy thứ hai nên cùng nằm trên một đường giá với đáy thứ nhất hoặc nằm cao hơn.
  • Sự phá vỡ một đáy hoặc đỉnh trước đó là tín hiệu bắt đầu một giao dịch.
  • Mục tiêu giá là chênh lệch giữa mức đỉnh hoặc đáy và điểm phá vỡ (điểm 4).
  • Mức cắt lỗ nên được đặt dưới điểm phá vỡ (nếu bạn đang mở một trạng thái mua) hoặc trên đó (nếu bạn đang mở một trạng thái bán)
  • Sau thời điểm phá vỡ, giá có thể quay lại mức phá vỡ để từ đó tiếp tục đi theo xu hướng của quá trình này

Phân loại:

Triple Top & Triple Bottom

Mô hình giá Đỉnh ba là sự kếp hợp của ba đỉnh và hai đáy. Các đỉnh của mô hình này nằm trên đường giá xấp xỉ nhau. Đỉnh đầu tiên nên là đỉnh cao nhất, đây là một điều kiện rất quan trọng.

Theo quy luật, đỉnh thứ tư sẽ không xuất hiện. Mô hình Đỉnh ba và Đáy ba hiếm khi xuất hiện và thường sẽ mất nhiều thời gian hơn để giá tạo được mô hình này.

Đặc trưng của mô hình giá Đỉnh ba và Đáy ba đồng nhất với những đặc trưng của mô hình Đỉnh đôi và Đáy đôi. Thời điểm để mở một trạng thái giao dịch là khi giá phá vỡ đường của đỉnh thấp nhất trong mô hình Đỉnh ba hoặc đỉnh cao nhất trong mô hình Đáy ba

Mục tiêu giá nằm giữa đỉnh của mô hình và điểm phá vỡ. Mức cắt lỗ nên được đặt trên điểm phá vỡ (nếu bạn đang mở một trạng thái bán) hoặc dưới nó (nếu bạn đang mở một trạng thái mua).

Rounded day

Đây là một mô hình đảo chiều. Đặc trưng của nó là sự xuất hiện một nến lớn có đỉnh nằm trên ngưỡng kháng cự mạnh.

Mô hình này có hai loại. Thứ nhất là Ngày Luân chuyển với một nến lớn và thứ hai là Ngày luân chuyển với hai nến lớn.

Trong mô hình Ngày luân chuyển với hai nến lớn, nến thứ nhất nằm gần phía trên ngưỡng kháng cự mạnh và nến thứ hai là một nến lớn ở chiều ngược lại so với nến đầu tiên.

Mô hình giá này thường là sự tạo thành của Đỉnh Ngày Luân chuyển (Rounded Day Top).

Mô hình Đỉnh Ngày Luân chuyển được tạo thành như thế nào?

Khi giá chạm tới một ngưỡng chặn mạnh sau một xu hướng đi lên, ngưỡng chặn mạnh sẽ phản ứng với nó bằng việc tạo thành một hoặc hai nến lớn đồng thời với khối lượng giao dịch tăng lên. Phản ứng này được gọi là “đun sôi” (Boiling). Sau quá trình “đun sôi”, mức giá sẽ quay lại với ngưỡng chặn mạnh và bắt đầu giảm.

Chiến thuật giao dịch ở đây là mở một trạng thái sau khi quá trình “đun sôi” đã qua đi với một lệnh cắt lỗ được đặt trên đường chặn mạnh.

Mục tiêu giá có thể là ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự tiếp theo.

Sự tạo thành mô hình Đáy Ngày Luân chuyển tương tự

Rounding Top & Rounding Bottom

Sự tạo thành mô hình Đáy Luân chuyển (Đỉnh Luân Chuyển tương tự):

Đường chặn mạnh và đáy tạo thành mô hình giá này và cùng lúc đó, tất cả các nến đều được tạo thành một cách đều đặn tại cùng một mức giá trong một khoảng thời gian (t).

Sau đó chúng ta nhìn thấy điểm “đun sôi”, khi hai nến lớn với sự chênh lệch rõ rệt về mức giá đỉnh và đáy xuất hiện và khối lượng giao dịch tăng lên cùng với chúng.

Sau khi “đun sôi”, mức giá dao động trong phạm vi giới hạn của các đường chặn mạnh và dần dần sẽ tăng trở lại. Chiến thuật ở đây cũng tương tự như chiến thuật giao dịch với mô hình Rounded Day (Ngày Luân chuyển)

Chúng ta mở một trạng thái sau khi điểm “đun sôi” qua đi với mức cắt lỗ được đặt dưới đường chặn mạnh. Mục tiêu giá có thể là ngưỡng kháng cự tiếp theo.

Bump and Run Reversal – BARR

Mô hình Đảo chiều Bật tăng mạnh và Đổ vỡ là một mô hình giá rất hay bắt gặp. Nó thường đặc trưng cho thị trường chứng khoán hơn và chỉ đôi khi mới được hình thành trong thị trường Ngoại hối.

Mô hình Đảo chiều Bật tăng mạnh và Đổ vỡ được tạo thành như thế nào?

Đảo chiều Bật tăng mạnh và Đổ vỡ là một mô hình giá phức tạp được tạo thành từ ba giai đoạn:

Giá có vẻ như đang diễn biến trong một xu hướng đi lên, góc giữa đường A và trục hoành vào khoảng 30 đến 45 độ (đường A trên biểu đồ). Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn Đầu vào.

Sau đó giá diễn biến với tốc độ tăng dần. Góc giữa đường B và trục hoành lớn hơn 45 độ (thông thường không vượt quá 60 độ). Giai đoạn này còn gọi là giai đoạn Bật tăng mạnh. Đặc trưng của nó là một sự biến động giá mạnh và một đường xu hướng dốc.

Thị trường không thể tiếp tục diễn biến với tốc độ cao. Mức giá bước vào khu vực quá mua (overbought) và phá vỡ đường A. Sau đó giá sẽ giảm dần theo hướng đi xuống. Giai đoạn này còn gọi là giai đoạn Đổ vỡ.

Đặc trưng:

  • Góc giữa đường xu hướng trước đó và trục hoành nên nằm từ 30 đến 45 độ.
  • Giai đoạn Đầu vào nên kéo dài ít nhất một tháng.
  • Giá cần tăng tốc và hướng lên trên. Góc giữa đường xu hướng và trục hoành nên nằm từ 45 đến 60 độ và cần chứng tỏ là thị trường không thể tăng nhanh trong một thời gian dài.
  • Chênh lệch giữa đường xu hướng và mức đỉnh của giai đoạn Đầu vào (H) cần ít nhất là nhỏ bằng một nửa chênh lệch giữa đường xu hướng và mức đỉnh của giai đoạn Bật tăng mạnh (L), nghĩa là L ≥ 2H
  • Dấu hiệu đảo chiều đầu tiên là sự phá vỡ của đường B
  • Mở một trạng thái giao dịch khi mức giá phá vỡ đường A (Đổ vỡ)
  • Mục tiêu giá đầu tiên là chênh lệch H được phân tách từ sự phá vỡ của đường A theo xu hướng của quá trình phá vỡ. Mục tiêu giá sẽ đạt mức tối thiểu là 78%.
  • Khi mức giá chạm tới đường A, một giai đoạn Đổ vỡ mới có thể xảy ra
  • Mô hình Đảo chiều Đỉnh Bật tăng mạnh và Đổ vỡ thường gặp hơn so với Mô hình Đảo chiều Đáy Bật tăng mạnh và Đổ vỡ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *