Đường trung bình di động là gì?
Đường trung bình di động là một trong các công cụ cơ bản của phân tích kỹ thuật. Nó được sử dụng để trung bình hóa hay “san bằng” các biến động giá cả bằng cách loại trừ các biến động trong ngắn hạn
Các đường trung bình di động cũng được sử dụng để “làm mượt” các biến động của giá trên một biểu đồ. Chúng giúp bạn đánh giá thực tế thị trường một cách khách quan bằng việc loại bỏ các biến động nhỏ lẻ và hỗn loạn
Chỉ số này sử dụng các tham số sau:
Giá: có bốn loại giá được sử dụng trong phân tích kỹ thuật. Đó là: giá mở cửa, đóng cửa, đỉnh và đáy. Các giá trị của đường trung bình di động cho thấy loại giá nào đã được sử dụng.
Giai đoạn: là một con số cho thấy quãng thời gian đã được sử dụng để thu thập dữ liệu. Ví dụ: nếu Giai đoạn là 34, điều đó có nghĩa là giá trị hiện tại của đường trung bình di động được tính toán bằng việc sử dụng dữ liệu có được qua 34 giai đoạn khác nhau. Trên biểu đồ ngày D1, điều đó có nghĩa là dữ liệu đã được thu thập qua 34 ngày gần nhất.
Việc chọn lựa số giai đoạn cho một đường trung bình di động cũng rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến tính hiệu quả khi sử dụng. Trên thực tế, người ta hay sử dụng các giai đoạn sau nhiều nhất:
- Rất ngắn (5-13 ngày)
- Ngắn (14-25 ngày)
- Trung bình ngắn hạn (26-49 ngày)
- Trung bình (50-100 ngày)
- Dài hạn (100- 200 ngày)
Nếu thị trường đang trải qua nhiều biến động thì bạn nên chọn các đường trung bình di động trong một giai đoạn đủ dài và nếu thị trường đang có xu hướng ổn định thì bạn có thể chọn các đường này trong một giai đoạn ngắn hơn.
Số lượng giai đoạn thích hợp nhất còn phụ thuộc vào loại hình thị trường, chiến lược kinh doanh hay các công cụ tài chính mà bạn lựa chọn. Các con số nêu trên sẽ thích hợp nhất với thị trường chứng khoán, còn với thị trường Ngoại hối thì bạn nên sử dụng đường trung bình di động 14 giai đoạn.
Các đường trung bình di động phản ánh xu hướng hiện tại của thị trường, nhưng mặt khác, chúng không thể được sử dụng để phân tích sức mạnh tương đối của biến động đó. Đây là nhược điểm cơ bản của công cụ này.
Thêm vào đó, các đường trung bình di động là một chỉ số trễ pha (lagging indicator), bởi chúng được xây dựng hoàn toàn dựa trên các dữ liệu trong quá khứ. Điều này có nghĩa là chúng không thể chỉ ra hoặc dự báo một sự biến động trên thị trường cho đến khi sự thay đổi này thực sự diễn ra.
Các loại hình đường trung bình di động
- Đường trung bình di động đơn giản (Simple MA – SMA)
- Đường trung bình di động theo Hàm mũ (Exponential MA – EMA)
- Đường trung bình di động Tuyến tính theo Trọng số (Linear Weighted Moving Average – WMA)
Đường trung bình di động đơn giản (SMA) là một giá trị giá trung bình trong một quãng thời gian nhất định. Ví dụ: chúng ta cần tính toán SMA của giá đóng cửa trong 15 giai đoạn:
SMA (15, Giá đóng cửa) = (а1 + а2 + а3 + а4 + а5 …. + а14 + а15) / 15
Số giai đoạn trên một đường trung bình di động càng nhiều thì đường này sẽ càng mềm mại hơn và mỗi mức giá sẽ ít tác động hơn đến việc tạo thành hình dạng của đường trung bình di động.
SMA nên được áp dụng trên các biểu đồ dài hạn như biểu đồ ngày, tháng hoặc năm.
Nếu mức giá vượt khỏi đường SMA lên trên thì có nghĩa là thị trường đang trong xu hướng đi lên; và ngược lại.
Đường trung bình di động Tuyến tính theo Trọng số (WMA) cũng được tính toán như một giá trị giá trung bình trên một quãng thời gian nhất định nhưng ngược lại với SMA, mỗi giai đoạn được sử dụng để tính toán WMA đều có thể tác động khác nhau tới kết quả cuối cùng.
Khi tính toán Đường trung bình di động theo Hàm mũ (EMA), các giá trị giá cuối cùng có vai trò quan trọng hơn, giống như đối với WMA. Sự khác biệt nằm ở chỗ, giá trị giá ở các giai đoạn đầu đóng vai trò quan trọng hơn giá trị giá ở các giai đoạn sau
Về tốc độ phản ứng của các loại Đường trung bình di động khác nhau với cùng một điều kiện thị trường: nhanh nhất là WMA và chậm nhất là SMA.
Người ta cũng đã cố gắng thử sử dụng các công thức tính toán phức tạp hơn cho các đường trung bình trong phân tích kỹ thuật, nhưng thực tế cho thấy SMA là có hiệu quả nhất.
Các Đường trung bình Di động được sử dụng trong giao dịch như thế nào?
Đường trung bình di động có thể được sử dụng cho bất cứ chiến lược giao dịch nào, bằng cách này hay cách khác, với vai trò là dấu hiệu để tham gia hoặc rút khỏi thị trường; một bộ lọc nhiễu động hay mức cắt lỗ hiệu quả, v.v…
Có nhiều cách để phát hiện các tín hiệu giao dịch. Cách dễ nhất là sử dụng một đường trung bình cho thấy xu hướng cơ bản của thị trường.
Nếu giá cắt qua một trường trung bình thì nó là tín hiệu của một sự thay đổi tiềm ẩn trong xu hướng. Khi đó, nếu giá cắt qua đường trung bình theo hướng xuống dưới thì đó tín hiệu bán ra, còn nếu nó cắt đường trung bình theo hướng lên trên thì đó là tín hiệu mua vào.
Khi giao dịch dựa trên một đường trung bình di động, bạn sẽ có được kết quả tốt nhất trong khi thị trường yên tĩnh và có xu hướng rõ ràng. Còn nếu thị trường đang bất ổn thì tốt hơn là bạn nên sử dụng hai đường trung bình di động với các khoảng thời gian xem xét khác nhau, dài và ngắn.
Đường trung bình di động giai đoạn ngắn sẽ nhạy cảm với các biến động giá hơn, nó phản ánh mọi thay đổi về giá và cho thấy các biến động giá trong ngắn hạn. Tín hiệu giao dịch được đưa ra khi 2 đường trung bình di động cắt nhau. Nguyên tắc cũng giống như khi sử dụng một đường trung bình di động ngoại trừ việc trong trường hợp này, đường trung bình di động (TBDĐ) ngắn hạn đóng vai trò như đường giá.
Nếu đường TBDĐ ngắn hạn cắt đường TBDĐ dài hạn theo hướng lên trên thì đó là tín hiệu mua vào, theo hướng xuống dưới thì đó là tín hiệu bán ra.
Sự kết hợp hai đường trung bình di động với 5-20 và 10-40 giai đoạn là phương pháp thường gặp nhất khi áp dụng các đường trung bình.
Đôi khi, cũng có thể sử dụng 3 đường trung bình di động với các giai đoạn khác nhau (ví dụ, 4, 9 và 18 ngày). Trong trường hợp này, các trạng thái giao dịch sẽ được mở nếu đường TBDĐ ngắn hạn cắt đường TBDĐ dài hạn và đường TBDĐ trung hạn cắt đường TBDĐ dài hạn
Ưu điểm của việc sử dụng 3 đường trung bình di động là chúng cho thấy một vùng trung lập trong đó bạn không nên tham gia thị trường. Khi giá cả đang ở trong vùng trung lập, bạn nên chờ đợi sự thay đổi và theo dõi chặt chẽ xu hướng.
Dù có những ưu điểm như trên, các đường trung bình di động vẫn có khả năng đưa ra các tín hiệu sai trong các thị trường đang điều chỉnh và không có xu hướng rõ ràng.
Chiến lược 4 đường TBDĐ với các giai đoạn khác nhau ít phổ biến hơn. Trong chiến lược này, 2 đường TBDĐ với giai đoạn ngắn hơn được sử dụng để nhận được các tín hiệu về thời điểm giao dịch trong khi 2 đường TBDĐ còn lại với giai đoạn dài hơn để chỉ ra xu hướng thị trường và các trạng thái giao dịch sẽ được mở theo chiều hướng mà các đường này chỉ ra.
Hỗ trợ và kháng cự động
Một cách khác để sử dụng MA xem nó như những hỗ trợ và kháng cự động. Chúng ta gọi nó là “động” vì khác với kháng cự truyền thống là những đường nằm ngang. MA thay đổi dựa vào biến động của giá nên được xem là “động”
Có rất nhiều người giao dịch sử dụng MA như những kháng cự hay hỗ trợ quan trọng. Nhiều người sẽ đặt lệnh mua khi giá giảm và chạm vào hỗ trợ của MA, ngược lại, đặt lệnh bán khi giá tăng và chạm kháng cự tạo bởi MA
Hãy xem ví dụ trên biểu đồ 15 phút của cặp tiền GBPUSD với EMA 50. Đường EMA này đã đóng vai trò hỗ trợ và kháng cự động:
Nhìn có vẻ EMA đã làm rất tốt. Mỗi khi giá chạm vào EMA 50 thì đường EMA lại đóng vai trò kháng cự đẩy giá giảm trở lại.
Một điều bạn cần chú ý là MA cũng như hỗ trợ và kháng cự bình thường mà thôi, có nghĩa là giá không chạm vào và bật ra một cách hoàn hảo mà đôi khi giá có thể vượt qua một chút trước khi quay ngược trở lại và đi đúng hướng
Để giải quyết vấn đề này, nhiều người giao dịch đã sử dụng 2 đường MA và chỉ mua hoặc bán khi giá rơi vào khoảng giữa của 2 đường MA. Khoảng giữa này được gọi là “khu vực”
Xem ví dụ trên biểu đồ 15 phút của GBPUSD dưới đây với SMA 10 và SMA 20
Từ biểu đồ phía trên, bạn có thể thấy giá vượt một chút qua SMA 10 nhưng rồi giảm trở lại
Vùng ở giữa các đường MA có thể được xem như vùng kháng cự hoặc hỗ trợ
Bây giờ thì bạn đã biết rằng các đường MA có thể đóng vai trò hỗ trợ và kháng cự. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng chúng có thể bị phá vỡ, cũng giống như việc phá vỡ hỗ trợ và kháng cự mà thôi
Hãy xem ví dụ về EMA 50 trên biểu đồ GBPUSD 15 phút
Trong biểu đồ phía trên, chúng ta thấy EMA 50 đóng vai trò là kháng cự mạnh trong chốt lát khi mà GBPUSD liên tục chạm vào và bật xuống. Tuy nhiên, giá đã phá vỡ EMA và tăng mạnh lên, sau đó lại quay lại chạm vào EMA 50. Lúc này, EMA 50 trở lại đóng vai trò hỗ trợ giá
Nhìn chung, chúng ta kết luận rằng MA có thể đóng vai trò là hỗ trợ hoặc kháng cự.
Một điểm cần chú ý khi dùng MA là chúng thường xuyên thay đổi, có nghĩa là chúng ta chỉ cần mở nó ra trên biểu đồ và không cần phải nhìn lại quá khứ của giá để tìm các mức hỗ trợ và kháng cự phía trước