Khi các nhóm mua và bán trên thị trường tương tác với nhau sẽ làm xuất hiện các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Các đường xu hướng và các mô hình giá là sự kết hợp giữa các ngưỡng này. Chúng là thành phần cơ bản của phân tích kỹ thuật và là phần không thể thiếu trong phân tích đồ thị.
Các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự có thể mang tính động hoặc tĩnh.
Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tĩnh là những mức giá có tác động lớn tới thị trường và không thay đổi qua thời gian.
Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự động là những ngưỡng có thể thay đổi theo thời gian, nghĩa là các mức giá hỗ trợ và kháng cự cũng thay đổi theo.
Các đường xu hướng
Là những ngưỡng hỗ trợ và kháng cự động. Đường xu hướng giá lên (nối các mức đáy của giá) là đường hỗ trợ và đường xu hướng giá xuống (nối các mức đỉnh của giá) là đường kháng cự.
Sự kháng cự diễn ra khi mà người mua không muốn mua một loại tiền tệ ở mức giá cao hơn. Cùng lúc với việc giá tăng lên, số lượng người bán tham gia vào thị trường sẵn sàng bán một loại tiền tệ ở mức giá cao hơn cũng tăng lên. Điều đó tác động đến bên mua, vì giá đã đủ cao để họ có thể đóng trạng thái và kiếm lời. Kết quả là, khối lượng giao dịch tăng lên và giá bắt đầu giảm xuống.
Khi mức giá chạm đến ngưỡng kháng cự, nó sẽ chậm dần lại và một cuộc giằng co giữa người bán và người mua bắt đầu. Về cơ bản, có hai kịch bản cho diễn biến giá tiếp theo tùy thuộc vào việc nhóm tham gia thị trường nào đang thắng thế:
- Bên mua chiếm ưu thế, và ngưỡng kháng cự bị phá vỡ bởi xu hướng đi lên. Khi ngưỡng kháng cự bị phá vỡ, nó sẽ trở thành một ngưỡng hỗ trợ mới.
- Bên bán chiếm ưu thế và ngưỡng kháng cự được bảo toàn, sau đó thị trường và mức giá sẽ đi xuống.
Vẽ đúng các đường xu hướng và xác định chuẩn xác các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự là những yếu tố cơ bản làm nên thành công trong giao dịch.
Bạn cần tuân thủ 7 quy tắc sau:
- Các đường xu hướng đúng (hỗ trợ hoặc kháng cự) được vẽ nên từ hai hay nhiều điểm dao động thấp nhất (Swing lows) nối với nhau hoặc từ hai hay nhiều điểm cao nhất (Swing highs) nối với nhau. Khi đó, đường này sẽ là đường nối hai hay nhiều vùng hỗ trợ hoặc kháng cự tĩnh. Đường xu hướng vẽ ra mà nối liền được ba hay nhiều điểm dao động thấp nhất hoặc cao nhất với nhau thì đường đó coi như đã được xác nhận.
- Bạn càng kết nối được nhiều điểm dao động thấp nhất hoặc cao nhất để tạo thành một đường xu hướng thì đường đó càng được củng cố và càng có khả năng tác động mạnh lên thị trường. Bạn cần vẽ một đường liên kết được nhiều mức đỉnh/đáy nhất ngay cả khi nó có thể cắt ngang qua một vài mức giá nào đó.
- Vai trò của đường xu hướng tăng lên khi khoảng thời gian mà nó tồn tại và không bị phá vỡ dài ra.
- Khi giá vượt qua đường xu hướng thì ngưỡng kháng cự trở thành ngưỡng hỗ trợ và ngược lại.
- Chúng ta rất thường xuyên bắt gặp tình huống trong đó ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự đã bị phá vỡ nhưng mức giá vẫn quay trở lại ngưỡng này để kiểm chứng. Chỉ sau khi giá đã quay trở lại ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ thì nó mới bật trở lại và biến động theo xu hướng đảo ngược
- Góc của đường xu hướng quyết định mức độ quan trọng của đường (hỗ trợ hoặc kháng cự) này. Đường hỗ trợ sẽ có tác động mạnh nhất nếu góc của nó là 45 độ; tuy nhiên, góc này càng dốc thì đường xu hướng càng ít có tác động trong dài hạn.
- Đừng bao giờ đặt các mức cắt lỗ (Stop loss) của bạn ngay tại ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự. Khi mức giá chạm ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự, nó thường có xu hướng bật ngược lại để tiếp tục diễn biến theo chiều hướng có lợi cho bạn nhất. Hãy đặt các mức cắt lỗ dưới đường hỗ trợ (nếu bạn đang mở một trạng thái mua) hoặc trên đường kháng cự (nếu bạn đang mở một trạng thái bán) nhằm tránh những thiệt hại có thể xảy ra trong trường hợp lệnh cắt lỗ của bạn bị tự động kích hoạt do diễn biến của thị trường.
Làm thế nào chúng ta có thể biết chắc là hỗ trợ và kháng cự đã bị phá vỡ?
Không có câu trả lời nào chắc chắn cho câu hỏi trên. Một số người cho rằng hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ khi thị trường có thể đóng cửa phiên giao dịch vượt qua mức này. Tuy nhiên bạn có thể thấy trường hợp này không phải lúc nào cũng đúng
Xem ví dụ dưới đây và xem điều gì xảy ra sau khi giá đã đóng cửa dưới vùng hỗ trợ 1.4700
Trong ví dụ này, giá đã đóng cửa phía dưới vùng hỗ trợ 1.4700 nhưng nhanh chóng tăng điểm vượt lên trở lại. Nếu bạn tin tưởng vào sự phá vỡ (breakout) này và đặt lệnh bán cặp tiền này, bạn sẽ bị thua lỗ
Nhìn vào biểu đồ bên trên, bạn sẽ kết luận lại là vùng hỗ trợ này không thực sự đã bị phá vỡ, nó vẫn còn tác dụng hỗ trợ và bây giờ có thể còn mạnh hơn
Để giúp bạn lọc nhưng dấu hiệu phá vỡ sai, bạn cần nghĩ mức hỗ trợ và kháng cự là một “vùng” hơn là một con số chính xác
Một cách có thể giúp bạn xác định vùng này lại đặt hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ đường (line chart) hơn là trên biểu đồ nến (candlestick chart). Nguyên nhân là line chart chỉ cho bạn thấy mức giá đóng cửa trong khi candlestick chart thì còn có giá cao nhất và thấp nhất. Những vùng giá cao nhất thấp nhất này có thể là tín hiệu sai bởi vì có đôi khi đó là 1 đợt “co giật” của thị trường.
Nhìn vào biểu đồ đường (line chart) bên dưới, bạn sẽ đặt được các vùng hỗ trợ và kháng cự ở những vùng mà giá thể hiện nhiều đỉnh hoặc đáy
Kênh giá
Các đường xu hướng có thể được áp dụng vào các biểu đồ để cho thấy giới hạn cao nhất và thấp nhất của giá – và hai đường giới hạn này hình thành nên kênh giá.
Giống như vẽ đường xu hướng, ĐỪNG BAO GIỜ ép giá vào trong kênh mà bạn muốn.
Thị trường sẽ ổn định tại một kênh giá trong một khoảng thời gian nhất định dù có một vài lúc nó vượt qua ngưỡng trên hoặc dưới, nghĩa là vượt khỏi kênh giá.
Giá có thể phá vỡ kênh giá trong một thời gian ngắn (nó phá vỡ ranh giới của kênh giá nhưng lại trở về ngay sau đó). Khi hiện tượng này xảy ra, bạn cần chú ý tới thời gian mà giá nằm ngoài đường biên. Thời gian này nhìn chung không được vượt quá các quãng thời gian mà biểu đồ được lập đang xem xét (ví dụ trên một biểu đồ giá với các quãng thời gian 1 giờ, giá không nên phá vỡ kênh giá trong thời gian lâu hơn 1 giờ). Nếu giá nằm ngoài kênh giá trong khoảng thời gian dài hơn các quãng thời gian đang xem xét trên biểu đồ thì có nghĩa là xu hướng của thị trường đang thay đổi.
Bạn cũng có thể thấy các kênh giá ngắn hạn trong một kênh giá dài hạn hơn. Cùng một lúc có thể có nhiều kênh giá khác nhau và chúng có thể mâu thuẫn nhau về xu hướng
Kênh giá là công cụ kỹ thuật rõ ràng nhất và được phần lớn các nhà kinh doanh sử dụng. Nếu giá cả chạm một mức nào đó hai lần nhưng vẫn không phá vỡ được nó thì ta có thể xem đó là dấu hiệu hình thành một kênh giá.
Khi giá chạm vào đường xu hướng phía dưới thì có thể dùng như 1 tín hiệu mua, ngược lại khi giá chạm vào cạnh trên của đường xu hướng, có thể dùng như tín hiệu bán
Giao dịch với hỗ trợ và kháng cự
Có 2 dạng : Giao dịch khi giá bật lại; giao dịch khi giá phá vỡ
Giao dịch khi giá bật lại – Bounce
Phương pháp này sẽ dựa trên việc giá bật lại sau khi chạm hỗ trợ hoặc kháng cự.
Nhiều người giao dịch đã sai lầm khi đặt lệnh chờ ngay tại vùng hỗ trợ hoặc kháng cự và đợi cho giao dịch của mình thành công. Tất nhiên có thể sẽ thành công trong vài trường hợp nhưng giao dịch kiểu này chính là thừa nhận những vùng hỗ trợ và kháng cự này sẽ được giữ vững mà không biết rằng giá có đi tới được vùng đó hay không. Như vậy sẽ có rủi ro.
Muốn giao dịch chắc chắn bằng cách này, tốt nhất là đợi 1 sự bật lại từ các vùng này trước khi vào lệnh. Như vậy sẽ tránh được rủi ro là giá sẽ phá vỡ các vùng hỗ trợ kháng cự. Trường hợp này chính là việc tránh bắt dao rơi (catch a falling knife), tức là vào lệnh khi giá chưa có dấu hiệu quay đầu
Giao dịch phá vỡ – Break
Mọi người luôn nghĩ rằng các mức hỗ trợ và kháng cự sẽ được giữ mãi mãi nhưng sự thật là nó thường xuyên bị phá vỡ. Vì vậy, không chỉ đơn giản giao dịch theo kiểu “dội lại” như trên, còn có thể giao dịch khi giá phá vỡ hỗ trợ và kháng cự.
Có 2 cách để giao dịch là : cách hung hăng (aggressive) và cách dè dặt (conservative)
Cách hung hăng – Aggressive way
Cách đơn giản nhất để giao dịch việc phá vỡ là mua hoặc bán khi mà giá phá vỡ vùng hỗ trợ hoặc kháng cự một cách rõ ràng, tức là giá cắt qua vùng này rất mạnh
Cách dè dặt – Conservative Way
Muốn giao dịch được theo phương pháp này, bạn cần sự kiên nhẫn. Thay vì vào lệnh ngay sau khi giá phá vỡ, bạn cần đợi cho giá “hồi lại” đến vùng hỗ trợ hoặc kháng cự đã vỡ và vào lệnh khi giá bật trở ra
Chú ý rằng việc retest lại vùng phá vỡ này không phải lúc nào cũng diễn ra. Nhiều khi giá sẽ tiếp tục chạy sau khi đã phá vỡ mà không hồi. Chính vì vậy, hãy luôn sử dụng lệnh dừng lỗ và đừng bao giờ giữ lệnh chỉ vì hi vọng mà thôi
(Nguồn: Biên tập lại từ Forex 100%, Forex 101, Traderviet)