Các dải Bollinger (Bollinger bands) là một trong các chỉ số phổ biến nhất về kênh giá do John Bollinger tạo ra.
Đây là một chỉ số quan trọng, vì nó có thể được sử dụng như một phương pháp giao dịch độc lập và có thể đưa ra tất cả các tín hiệu giao dịch cần thiết.
Thông thường, chỉ số này được tính toán dựa trên đường trung bình di động 14 giai đoạn. Một vài nhà kinh doanh đưa ra lời khuyên là nên sử dụng đường trung bình di động 20 giai đoạn.
Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng một đường trung bình di động có ít hơn 10 giai đoạn bởi số lượng giai đoạn trong quá trinh tính toán ít sẽ tạo ra mức độ biến động lớn hơn, điều này dẫn tới hậu quả là các dữ liệu trở nên kém tin cậy hơn.
Các dải Bollinger thường được tính toán với độ lệch chuẩn là 2, 2,5 hoặc 1,5.
Chỉ số này được tạo thành từ 3 đường cong, chúng tạo thành một kênh giá. Các đường cong này là:
- Đường trung bình di động đơn giản (SMA) 20 giai đoạn hoặc Dải Bollinger Giữa.
- Dải Bollinger Trên và Dưới đóng vai trò như đường lệch chuẩn so với đường SMA 20 giai đoạn.
Các đường cong này có thể rộng hoặc hẹp, tùy thuộc vào động lực của thị trường.
Khi các đường cong này đứng gần nhau, điều đó có nghĩa là thị trường đang có thêm động lực. Động lực thị trường sẽ giảm bớt khi giá cắt qua dải Bollinger Trên hoặc Dưới và thanh cắt qua có giá đóng cửa ở trên hoặc dưới nó. Sự phá vỡ của dải Bollinger Trên là dấu hiệu cho việc mua vào và sự phá vỡ dải Bollinger dưới là dấu hiệu cho việc bán ra.
Sau điểm phá vỡ, giá sẽ diễn biến gần với dải phá vỡ.
Nếu điều chỉnh giá diễn ra và giá diễn biến chạm đường SMA 20, đó là tín hiệu để mở thêm các trạng thái mới khi mà đường trung bình di động đóng vai trò như ngưỡng hỗ trợ (khi mở các trạng thái mua) hoặc ngưỡng kháng cự (khi mở các trạng thái bán).
Khi thị trường phá vỡ đường SMA 20, bạn nên đóng trạng thái của mình tại mức giá đóng cửa.
Chiến thuật 1: Dải băng co bóp – Bollinger Squeeze
Khi dải băng này co lại với nhau, thường sau đó sẽ là một giai đoạn bùng nổ và giá thoát đi rất nhanh
Nếu cây nến bắt đầu thoát đi – break out – đỉnh trên của dải băng, thường giá sẽ tiếp tục đi lên tiếp. Nếu giá phá đỉnh dưới của dải băng thì khả năng giá sẽ giảm tiếp
Nhìn ví dụ bên trên, bạn có thể thấy dải băng bóp lại. Giá mới bắt đầu phá lên đỉnh trên của dải băng. Bạn có thể dự đoán được là giá sẽ đi đâu không?
Nếu bạn trả lời là “tăng”, bạn lại đúng!
Chiến thuật giao dịch này được dùng để giúp bạn bắt được sự biến động một cách nhanh chóng.
Nếu giá tách rời một dải nào đó (trên hoặc dưới) và phá vỡ đường SMA 20, chắc chắn nó sẽ chạm tới dải còn lại. Ví dụ, sau khi giá chạm tới dải trên, nó sẽ tách khỏi dải này và cắt qua đường SMA 20 để chạm dải thấp hơn.
Chiến thuật 2: Bật lại từ dải băng – Bollinger Bounce
Một điều bạn cần biết về Bollinger Bands là giá thường có xu hướng quay trở lại vùng trung tâm của dải băng. Đó chính là ý tưởng chủ đạo bên dưới của Bollinger Bounce – giao dịch với việc bật lại từ dải băng trên hoặc dưới. Hãy xem ví dụ và đoán xem giá sẽ đi đâu tiếp theo
Nếu bạn trả lời là “giảm” thì bạn đã đúng. Như bạn thấy, giá bật lại và giảm về vùng trung tâm của dải băng
Điều mà bạn vừa xem ở trên là cơ bản của việc bật lại từ dải băng Bollinger. Nguyên nhân của việc bật lại này là bởi vì dải băng đóng vai trò như những kháng cự và hỗ trợ động
Bạn sử dụng khung thời gian càng lớn thì hỗ trợ và kháng cự từ dải băng càng mạnh. Nhiều người đã phát triển hệ thống giao dịch dựa trên yếu tố này. Hệ thống sử dụng tốt nhất khi thị trường không có xu hướng và đang đi ngang
Dải Bollinger là một chỉ số xuất hiện sau xu hướng. Nó sẽ cho kết quả khả quan nếu áp dụng với các thị trường biến động mạnh.
Nhưng bạn cũng không nên sử dụng một mình chỉ số này để đưa ra quyết định giao dịch. Giống như các chỉ số khác, dải Bollinger sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất khi được sử dụng kết hợp với nhiều chỉ số như RSI, MACD hay Chỉ số Dịch chuyển Xu hướng (DMI).
(Nguồn: Biên tập lại từ Forex 100%, Forex 101, Traderviet)