Lý thuyết Dow: 6 yếu tố nền tảng cấu thành nên phân tích kỹ thuật hiện đại

Charles Down – người sáng lập ra Wall Street Journal – đã cố hiểu về hành vi thị trường và đã phát triển một nhóm gồm 6 yếu tố tạo thành nền tảng của phân tích kỹ thuật ngày nay. Tuy đã hơn 100 năm tuổi nhưng nó vẫn còn đầy giá trị, và thậm chí có thể làm thay đổi cách bạn phân tích thị trường khi tiếp cận nó.

6 yếu tố nền tảng này bao gồm:

  • Thị trường có 3 xu hướng chính.
  • Các xu hướng thị trường gồm có 3 giai đoạn.
  • Giá phản ánh tin tức.
  • Sự tương quan phải được thể hiện
  • Xu hướng được xác nhận bởi khối lượng giao dịch (volume).
  • Các xu hướng tồn tại đến khi có những tín hiệu cho thấy chúng đã kết thúc.

Cùng đi sâu vào từng yếu tố nhé!​

Xu hướng thị trường trong Lý thuyết Dow

Dow đã nêu ra trong lý thuyết của mình rằng thị trường gồm 3 xu hướng chính:

Xu hướng lớn (Primary movement)
Như tên gọi của nó, xu hướng này rất dài từ một năm đến vài năm. Không ai có thể thực sự dự đoán được những chu kỳ này và nó cúng không thể bị thao túng bởi những tổ chức lớn.

Xu hướng trung bình (Medium swing)
Độ dài của những loại xu hướng này thường kéo dài từ 1 đến 3 tháng, những điểm được cho là hay xuất hiện retrace là ở mức 0.33% và 0.66%.

Xu hướng nhỏ (Minor movements)
Đây là dạng xu hướng nhỏ nhất trong Lý thuyết Dow, nó thường kéo dài từ 1 giờ đến dưới một tháng. Do tính chất ngắn hạn của nó, dạng xu hướng này có khả năng bị thao túng với những nhóm người hoặc tổ chức lớn.

Thị trường gồm 3 giai đoạn

Lý thuyết Dow phát biểu rằng xu hướng dài hạn thường có 3 giai đoạn gồm:

Tích lũy (Accumulation)
Giai đoạn này thị trường di chuyển chậm, rất chậm, gần với mức tối thiểu.

Thông thường ở giai đoạn này, sự hoảng loạn bao trùm lên những nhà giao dịch ít thông tin, trong khi những dòng smart money thì đang âm thầm mua vào hấp thụ hết những lệnh bán từ những nhà giao dịch đang trong cơn bán tháo.

Giai đoạn có xu hướng
Đây là thời khắc mà gần như tất cả những người tham gia thị trường đều bắt đầu nhận ra những chuyển động đi lên của giá và bắt đầu mua vào. Tâm trạng chung của thị trường là hy vọng và lạc quan.

Giai đoạn phân phối (Distribution)
Giai đoạn này là lúc thị trường đã trở nên quá nóng. Nhờ vào những phương tiện truyền thông mà đám đông đã biết được rằng thị trường đang có xu hướng tăng và họ không thể chờ đợi lâu hơn để mua vào. Sự lạc quan ban đầu chuyển sang hưng phấn thái quá.

Những dòng smart money đã mua vào ở giai đoạn thị trường tích lũy bắt đầu quá trình phân phối (bán ra) cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ – những người thiếu thông tin.


Giá phản ánh tin tức

Nội dung của nguyên tắc này đó là giá sẽ phản ánh tin tức được phát hành “ngay lập tức” và cả những lời đồn thông qua việc di chuyển trước đó. Hiện tượng này được biết đến với cái tên quen thuộc hơn “Mua tin đồn-Bán sự thật”. Bạn sẽ hiểu ngay vấn đề khi nhìn hình bên dưới.


Tóm lại: Đừng giao dịch theo tin tức, bạn nghĩ rằng mình nhanh hơn “họ” sao, không hề!

Sự tương quan phải được thể hiện

Đây chính là nguyên tắc nền tảng của phân tích liên thị trường. Ví dụ cho trường hợp này, trong thời điểm những ngành công nghiệp phát triển, ngành vận tải sẽ có cơ hội phát triển theo vì chúng có độ tương quan với nhau.

Một ví dụ nhỏ hơn trong lĩnh vực tài chính đó chính là giá Gold và giá Yên nhật. Chúng thường được xem là những nơi trú ẩn khi có những rủi ro xuất hiện, nên giá của chúng thường chuyển động cùng hướng với nhau.


Tóm lại: Khi hai loại hàng hóa/thị trường có tương quan cao nhưng lại không phản ánh lẫn nhau, một đợt đảo chiều có khả năng xuất hiện.

Các xu hướng xác nhận bởi khối lượng giao dịch (Volume)

Nguyên tắc quan trọng tiếp theo của Lý thuyết Dow liên quan đến Volume cụ thể: Trong một xu hướng, khối lượng giao dịch phải gia tăng theo những sóng đẩy (theo hướng của trend) và giảm trong giai đoạn điều chỉnh (ngược trend).

Khi điều này xảy ra tức là sự di chuyển của thị trường đang đang được thúc đẩy bởi những người tham gia mới, do đó làm gia tăng cung/cầu.

Dưới đây là ví dụ về “xu hướng được xác nhận bởi volume:

Bạn có thể thấy gia đoạn hình thành những higher high đều có mức volume bị suy giảm.

Còn với ví dụ tiếp theo này bạn không có một xu hướng ràng và nó cũng không có mối liên hệ với volume như lý thuyết đã đề ra.

Các xu hướng tồn tại đến khi có những tín hiệu cho thấy chúng đã kết thúc

Nguyên tắc nền tảng cuối cùng của Lý thuyết Dow chính là việc xác định xu hướng thông qua sự hình thành các đỉnh/đáy.

Một xu hướng tăng được xác định gồm những đỉnh-cao hơn và đáy-cao hơn, ngược lại với một xu hướng giảm.


Một xu hướng tăng với những đỉnh đáy cao hơn đến khi chúng bị phá vỡ
Một xu hướng giảm với những đỉnh đáy thấp hơn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *