Vào những năm 1930, H. M. Gartley đã mô tả một số mô hình thường xuất hiện trên biểu đồ giá tại các thị trường tài chính. Sau đó, các mô hình này dần trở nên phổ biến hơn nhờ các công trình của Larry Pesavento và Scott Carney.
Mô hình hài hòa xuất hiện trên biểu đồ giá phản ánh tỷ lệ Fibonacci của sự đảo chiều giá. Chúng được sử dụng để xác định khả năng có được lợi nhuận tiềm năng.
Xét về lý thuyết sóng, phần lớn các mô hình đều là sự kết hợp điều chỉnh hoặc sự tạo thành cuối cùng trước khi một diễn biến giá mạnh mẽ theo chiều ngược lại diễn ra. Chúng cũng chính là đặc trưng của các thị trường tài chính.
Butterfly
Đây là mô hình hài hòa phổ biến nhất trong số các mô hình dạng này.
Diễn giải mô hình cánh bướm: (Các mô hình khác tương tự)
Một điều chỉnh Zigzag nối tiếp sau sóng thúc đẩy theo chiều đi lên (sóng xA).
Đợt điều chỉnh đầu tiên (đoạn AB) đạt 50% – 61,8% ngưỡng điều chỉnh.
Sau đó giá lại tăng lên (đoạn BC) cùng chiều với sóng thúc đẩy (sóng xA) với mức 61,8%-78,6% của đợt điều chỉnh đầu tiên (đoạn AB).
Đợt điều chỉnh thứ hai (đoạn CD) đạt 61,8 – 78,6% của sóng thúc đẩy xA.
Các diễn biến giá này tạo thành 2 tam giác có chung điểm B (tam giác xAB và tam giác BCD).
Các tam giác hợp lại tạo thành một hình cánh bướm.
Mô hình cho thấy điểm D là vùng đảo chiều tiềm năng với đặc điểm là lợi nhuận tiềm năng lớn và rủi ro tối thiểu. Nếu thị trường đảo chiều trong khu vực này theo chiều sóng thúc đẩy xA (tín hiệu đảo chiều là sự tạo thành đáy trong một khung thời gian hẹp) thì sau đó giá sẽ tăng đến mục tiêu tối thiểu tại ngưỡng của điểm A.
Trên thực tế, mô hình này xuất hiện rất thường xuyên và trên các khung thời gian khác nhau.
Bạn không cần phải nắm được toàn cảnh sóng thị trường hiện tại, bởi nó không giúp tạo ra sự khác biệt. Mô hình có thể được tạo thành tại sóng thứ hai, thứ tư hoặc một đường zigzag lớn, bởi trong bất cứ trường hợp nào thì tiềm năng tại điểm D đều rất lớn.
Đương nhiên, bạn cũng cần nhớ là nên bảo vệ kết quả giao dịch của mình bằng các lệnh dừng lỗ.
Crab
Mô hình này thường chỉ ra các điểm đảo chiều một cách chính xác và chỉ yêu cầu đặt các mức cắt lỗ nhỏ.
Bat
AB = CD (ABCD)
Nguyên tắc cân bằng rất thường gặp và có thể được sử dụng để dự đoán điểm đảo chiều tiềm năng (điểm D).
5-0 (5 drives)
Three drives
Mô hình này thường chứa đựng tiềm năng lợi nhuận lớn và được tiếp nối bởi một diễn biến đảo chiều rất mạnh.
Xét về mặt lý thuyết sóng, các mô hình này còn được gọi là Các đường chéo Kết thúc (Ending Diagonals) hay Sự thúc đẩy Cuối cùng (Terminal Impulse).
Các mô hình này thường cho thấy xu hướng đang yếu đi và một sự đảo chiều tiềm năng. Chúng thường được tạo thành vào giai đoạn cuối của một một xu hướng lớn và có tiềm năng lợi nhuận rất lớn.
Nguồn: Đây là một kiến thức khó cho những người mới bắt đầu, được CHN Team biên dịch và diễn giải lại từ Forex 100%. Hãy để lại comment nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết.