Hai phương pháp sau sẽ giúp bạn tìm ra mức cắt lỗ hợp lý cho chiến lược kinh doanh của bạn:
1. Phương pháp số liệu
2. Phương pháp thực tế giao dịch.
Về phương pháp thứ nhất, bạn nên nhớ rằng nó tương đối khó áp dụng và không phụ thuộc vào diễn biến của thị trường. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh doanh đã sử dụng phương pháp này tương đối thành công.
Nó dựa trên tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận (risk/reward ratio, RRR) trong đó phần quan trọng nhất là bạn hãy luôn đảm bảo mình đặt mức Cắt lỗ thấp hơn mức Chốt lời, như vậy thì thua lỗ có thể xảy ra sẽ luôn thấp hơn lợi nhuận có thể thu được.
Giả sử một nhà kinh doanh đặt mức Cắt lỗ của mình là 30 điểm phần trăm so với giá ban đầu còn mức Chốt lời là 90 điểm phần trăm. Như vậy, tỷ lệ RRR của anh ta sẽ là 3/9 hay 1/3. Theo đó, một nhà kinh doanh phải thành công trên tối thiểu là 33% các giao dịch của mình để không bị thua lỗ. Nếu nhà kinh doanh đạt tỷ lệ thành công 50% thì anh ta sẽ có lợi nhuận. Thông thường bạn nên giữ tỷ lệ RRR ½.
Các mức Cắt lỗ sau được áp dụng cho các thời gian và chiến lược kinh doanh khác nhau: 15 – 40 điểm phần trăm (pip) đối với M30, 40 + đối với H1, và khoảng 80 điểm phần trăm đối với H4.
Thực tế cho thấy nếu mức Cắt lỗ quá gần với giá ban đầu thì kết quả kinh doanh của bạn thường sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các biến động giá ngẫu nhiên. Tuy nhiên, điều đó cũng còn tùy thuộc vào diễn biến thị trường và chiến lược kinh doanh mà bạn chọn lựa.
Phương pháp thứ hai, đặt các ngưỡng cắt lỗ tùy vào thực tế giao dịch đòi hỏi bạn phải xem xét tình hình thực tế của thị trường khi đưa ra quyết định về mức độ Cắt lỗ trong một giao dịch xác định. Phương pháp này phổ biến hơn so với phương pháp đầu tiên
Một trong những cách đặt mức Cắt lỗ phổ biến nhất là bạn hãy đặt nó thấp hơn một chút (đối với trạng thái mua) hoặc cao hơn một chút (đối với trạng thái bán) so với một ngưỡi hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn không bị ảnh hưởng bởi những biến động giá ngẫu nhiên và sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật đáng tin cậy hơn.