Những chiến lược đầu tư Forex phổ biến nhất

Phần lớn các nhà kinh doanh thành công đều tuân thủ một chiến lược đã lựa chọn và phù hợp với họ nhất. Thường thì họ không để tâm đến các chiến lược khác bởi họ hài lòng với chiến lược tỏ ra hiệu quả với bản thân.

Nhưng một ngày nào đó, một chiến lược có thể không còn đem lại lợi nhuận nữa. Đó là khi các nhà kinh doanh bắt đầu tìm kiếm một chiến lược khác phù hợp hơn với điều kiện thị trường, và họ bắt đầu áp dụng nó thay vì chiến lược cũ.

Đôi khi, phải mất rất nhiều thời gian để tìm một chiến lược tốt, và nhà kinh doanh phải chịu thua lỗ và mất nhiều tiền bạc để tìm ra chiến lược phù hợp cho mình.

Bạn có thể thử xây dựng một chiến lược kinh doanh chung, luôn luôn áp dụng được trên thị trường sau một vài điều chỉnh nhỏ. Thị trường luôn luôn thay đổi, và nhà kinh doanh phải điều chỉnh để chiến lược của mình phù hợp với những thay đổi đó.

Những phương pháp giao dịch phổ biến nhất

Theo đuổi xu hướng (Trend following)

Đây là chiến lược thu lợi nhuận từ những diễn biến tích cực trên thị trường, được hình thành trong khoảng vài tuần, thậm chí là vài tháng, trong đó thị trường lần lượt đạt các mức đỉnh cao hơn hoặc mức đáy thấp hơn theo một chiều hướng đã được xác lập sẵn (cho tới khi đảo chiều).

Đây là phương pháp đã được chứng minh qua thời gian bởi rất nhiều nhà kinh doanh, tuy nhiên nó có một vài nhược điểm như sau:

  • Các xu hướng dài hạn hiếm khi hình thành trên thị trường bởi thị trường chỉ biến động có xu hướng khoảng 15% thời gian hoạt động mà thôi.
  • Cố nắm bắt một xu hướng nào đó trong khi nó không hề tồn tại chắc chắn sẽ dẫn đến thất bại
  • Bạn sẽ cần phải có lượng tiền lớn trong tài khoản để đối phó với những rủi ro trong dài hạn.

Giao dịch ngược với xu hướng (Countertrend trading)

Đây là chiến lược ngược với chiến lược ở trên – bạn mua khi thị trường đang có xu hướng đi xuống và bán trong lúc thị trường đang đi lên. Chiến lược này dựa trên giả thuyết rằng bất cứ xu hướng nào trên thị trường, sớm hay muộn cũng sẽ phải kết thúc, và thị trường sẽ quay trở lại mức ban đầu, dù chỉ là trong thời gian ngắn. Các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự khi giá đảo chiều là công cụ phân tích quan trọng nhất khi áp dụng chiến lược này.

Giao dịch ngắn hạn (Swing trading).

Trong thực tế, chiến lược này cũng giống như chiến lược giao dịch theo xu hướng, nhưng được áp dụng với những quãng thời gian ngắn.

Trường hợp này, nhà kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận từ những đợt sóng nhỏ trên thị trường mà bản thân chúng lại là một phần của một xu hướng dài hạn hơn.

Thường thì các giao dịch kiểu này diễn ra vì những lý do liên quan đến nền kinh tế, ví dụ như một tin tức kinh tế vĩ mô quan trọng nào đó được công bố

Giao dịch trong ngày (Day trading).

Đây thực ra không phải một chiến lược kinh doanh. Nó là một phương pháp giao dịch trong đó việc mở và đóng các trạng thái diễn ra trong cùng ngày giao dịch.

Một nhà kinh doanh theo phương pháp này đến cuối ngày sẽ đóng toàn bộ trạng thái của mình lại. Nó cho phép anh ta theo đuổi cả chiến lược giao dịch theo xu hướng, ngược xu hướng và cả các chiến lược khác nữa.

Các loại hình giao dịch

Đầu cơ lướt sóng (Scalping).

Một nhà đầu cơ lướt sóng có thể thực hiện hàng chục, thậm chí hàng trăm giao dịch mỗi ngày. Anh ta kiếm lời từ những biến động dù là nhỏ nhất của tỷ giá trong mỗi ngày giao dịch.

Giao dịch kỹ thuật (Technical trading).

Nhà giao dịch kỹ thuật đưa ra quyết định đầu tư dựa trên kết quả phân tích các biểu đồ giá và các chỉ số phân tích kỹ thuật. Họ thường liên hệ vài chỉ số với nhau để chắc chắn rằng các dấu hiệu mà chúng đưa ra là đúng. Những nhà kinh doanh này thường tuân thủ nghiêm ngặt chiến lược mình đã đề ra.

Giao dịch cơ bản (Fundalmental trading).

Giao dịch cơ bản dựa trên phân tích các tin tức và dự báo kinh tế từ nhiều yếu tố kinh tế cơ bản khác nhau. Trong trường hợp này các quyết định kinh doanh dài hạn thường được đưa ra. Những nhà kinh doanh theo chiến lược này ít thực hiện giao dịch, và họ thường duy trì các trạng thái của mình trong thời gian rất dài.

Lợi nhuận trong trường hợp này rất cao, nhưng rủi ro cũng lớn do các mức Cắt lỗ thường ở khá xa mức giá mở trạng thái ban đầu. Các quỹ đầu tư và những nhà kinh doanh cá nhân với số vốn lớn thường áp dụng chiến lược này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *