“Hàng hóa” của thị trường Forex là gì? Câu trả lời là tiền! Tiền được giao dịch thông qua người môi giới hoặc trực tiếp theo từng cặp.
-
- Loại tiền tệ cơ bản được giao dịch nhiều nhất trên thị trường Forex
$ Đô-la Mỹ (USD)
Đô-la Mỹ là đồng tiền chính trên thị trường thế giới. Các đồng tiền khác cuối cùng đều được định giá trên cơ sở cặp tiền tệ với đồng đô-la Mỹ. Vai trò và ý nghĩa của đồng đô-la Mỹ thường phát huy mạnh mẽ nhất trong những thời kỳ xảy ra bất ổn chính trị.
Đô-la Mỹ trở thành ngoại tệ chính kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, khi hệ thống quản lý tiền tệ Bretton Woods dựa trên tiêu chuẩn vàng ra đời. Vào thời điểm đó, ¾ lượng vàng dự trữ của thế giới đều tập trung tại Mỹ. Tất cả các đồng tiền đều được định giá bằng đô-la Mỹ, và đến lượt mình, đồng đô-la Mỹ lại được chuyển thành vàng với giá 35 đô-la một ounce.
Tỷ giá cố định giữa vàng và đô-la Mỹ được duy trì cho đến năm 1971 khi Mỹ không còn khả năng đảm bảo việc chuyển đổi đồng đô-la của mình thành vàng nữa do khủng hoảng kinh tế. Kể từ đó, tiền tệ cũng trở thành hàng hóa, và chúng có thể được mua bán trên thị trường liên ngân hàng với giá cả bởi thị trường quyết định giống như các loại hàng hóa khác.
Ngày nay, khoảng 50-61% dự trữ của ngân hàng trung ương các quốc gia là đồng đô-la Mỹ. Đây vừa là phương tiện thanh toán toàn cầu, vừa là một công cụ đầu tư, vừa là tấm lá chắn tiền tệ cho các quốc gia trong trường hợp xảy ra khủng hoảng tài chính và chính trị.
Tại sao đồng đô la Mỹ đóng một vai trò trung tâm trong thị trường ngoại hối?
- Nền kinh tế của Mỹ lớn nhất thế giới
- USD là đồng tiền dự trữ của thế giới.
- Mỹ có các thị trường tài chính lớn nhất và thanh khoản mạnh nhất trên thế giới.
- Mỹ có một hệ thống chính trị siêu ổn định
- Mỹ là siêu cường quốc quân sự của thế giới.
- Các đồng đô la Mỹ là phương tiện trao đổi cho hầu hết các giao dịch quốc tế .
Nếu USD là một nửa của tất cả các cặp tiền tệ chính (majors) thì các cặp này chiếm 75% của tất cả các giao dịch, vậy ta phải luôn chú ý đến đồng đô la. USD là vua!
€ Euro (EUR)
Euro là đồng tiền có tổng giá trị lưu thông lớn thứ hai thế giới. Năm 1979, Liên minh châu Âu cho ra đời Liên minh tiền tệ chung châu Âu, ECU, và đồng ECU ra đời trên cơ sở 12 đồng tiền của các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất trong Liên minh.
Euro là đồng tiền độc lập, ra đời vào năm 1999 và thay thế đồng ECU với tỷ giá trao đổi 1:1. Cặp tiền tệ EUR/USD được niêm yết lần đầu tiên với tỷ giá 1,1850 đô-la Mỹ một euro. Các đồng giấy bạc và tiền xu euro ra đời vào năm 2002. Kể từ đó euro chính thức trở thành một loại tiền tệ của thế giới
Sự cách biệt về kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực đồng euro cũng như tỷ lệ thất nghiệp cao và sự ngần ngại của chính phủ các nước này trong việc thực hiện cải cách cơ cấu đã tác động tiêu cực lên sự ổn định của đồng euro.
¥ Yên Nhật (JPY)
Đồng Yên Nhật đứng vị trí thứ ba về khối lượng giao dịch và tính phổ biến đối với các nhà kinh doanh ngoại hối. Giá trị lưu thông của đồng Yên không nhiều như đồng đô-la Mỹ và euro, nhưng xét về tính thanh khoản thì nó không có đối thủ, một phần do tổng giá trị giao dịch thực tế trong các chu trình trao đổi kinh tế trong khu vực là rất lớn nhưng chủ yếu là nhờ Nhật Bản có giá trị xuất khẩu khổng lồ.
Đồng Yên trước nay vẫn rất nhạy cảm với biến động của chỉ số chứng khoán Nikkei cũng như biến động trên thị trường bất động sản.
£ Bảng Anh (GBP)
Đồng bảng Anh từng là đồng tiền chính của thế giới cho đến khi Chiến tranh Thế giới thứ Hai kết thúc, khi nó từng bước nhường vai trò này cho đồng đô-la Mỹ.
Từ tiếng lóng vẫn thường được sử dụng để chỉ đồng Bảng Anh – cable (có nghĩa là dây cáp) – bắt nguồn từ việc sử dụng điện tín có dây để thực hiện lệnh chuyển tiền trong hoạt động thanh toán và hối đoái vào thời kỳ mà tất cả các đồng tiền đều được quy đổi theo đồng bảng Anh.
Franc Thụy Sỹ (CHF)
Thụy Sỹ là nền kinh tế phát triển duy nhất ở châu Âu không nằm trong Cơ chế đồng tiền chung châu Âu hay Nhóm tám nền kinh tế lớn nhất châu lục này (the Big Eight). Mặc dù quy mô nền kinh tế Thụy Sỹ không lớn, đồng Franc của nước này vẫn là một trong bốn đồng tiền chính của thế giới, trước hết là bởi hệ thống tài chính ngân hàng đặc thù tại đây
Trong những giai đoạn bất ổn chính trị, các nhà đầu tư vẫn thường lựa chọn đầu tư vào đồng Franc Thụy Sỹ thay vì đồng euro, mặc dù lãi suất đồng Franc gần như ngang bằng so với lãi suất đồng euro.
Chính vai trò truyền thống của một đồng tiền an toàn, không bị tác động bởi các biến động thị trường đã khiến đồng Franc Thụy Sỹ có độ tin cậy rất cao. Thụy Sỹ cũng là nước luôn có tỷ lệ lạm phát thấp hơn so với phần còn lại của châu Âu. Cũng cần lưu ý rằng luật pháp Thụy Sỹ quy định 40% giá trị đồng tiền cần được đảm bảo bằng vàng dự trữ quốc gia mặc dù chế độ bản vị vàng, ra đời từ năm 1920, đã trở nên hoàn toàn vô hiệu vào ngày 1 tháng Năm năm 2000.
Các cặp tiền tệ nào được giao dịch trên thị trường Forex?
Hãy nhớ, khi bạn giao dịch trong thị trường forex, bạn mua và bán theo từng cặp tiền tệ.
Cặp tiền tệ chính ( Major Currency Pairs): là những cặp đều có đồng USD, tính thanh khoản cao và được giao dịch rộng rãi trên thế giới.
Cặp tiền tệ phụ ( Major Cross Currency Pairs / Minor Currency Pairs): Các cặp tiền tệ mà không chứa đồng USD được biết đến như cặp tiền tệ lai, gọi là crosses. Hầu hết các cặp tiền tệ phụ được xuất phát từ 3 loại tiền tệ chính là EUR, JPY và GBP.
Cặp tiền tệ ngoại lai (Exotic Pairs): được kết hợp từ một tiền tệ chính và một một tiền tệ của nền kinh tế mới như Brazil, Mexico, hoặc Hungary. Hãy luôn nhớ là các cặp này giao dịch khó khăn hơn cặp chính và cặp phụ, do đó, chi phí cho việc chuyển đổi liên quan đến giao dịch của các cặp ngoại lai thường khá lớn.
Biên tập và tổng hợp lại từ nguồn trên Internet)