Phương pháp phân tích tỷ lệ tập trung vào các khía cạnh khác nhau của diễn biến giá. Tất cả các nhà kinh doanh cũng như phân tích đều được khuyến khích nghiên cứu và tìm hiểu nó.
Khi giao dịch trên thị trường Ngoại hối, việc thấy được cả chiều hướng tiếp theo của diễn biến cũng như giới hạn của nó đều rất quan trọng. Nếu không, bạn có thể bỏ lỡ mức lợi nhuận tiềm năng tối đa hoặc chậm trễ trong việc đóng trạng thái của mình.
Có rất nhiều phương pháp xác định các giới hạn then chốt nhưng chúng ta sẽ chỉ nghiên cứu những phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất.
Quy tắc hồi quy: khi thị trường có một diễn biến đáng kể cùng chiều với xu hướng, thì theo quy luật, giá sẽ điều chỉnh từ 1/3 – 2/3 so với diễn biến ngược chiều trước đó.
Khi nghiên cứu sâu hơn về mối tương quan này, các nhà phân tích phát hiện ra rằng con số chính xác của sự điều chỉnh tương ứng là 0,618 và 0,382, hay còn được gọi là Tỷ lệ Vàng (Golden Section).
Sau đó, họ chuyển sự chú ý sang lý thuyết được xây dựng bởi nhà toán học người Ý Leonardo Fibonacci và quy tắc Tỷ lệ Vàng.
Trên thực tế, Tỷ lệ Vàng đã được người Hy Lạp cổ đại sử dụng trong Toán học, Nghệ thuật và Kiến trúc và sau đó, nó lại trở nên phổ biến trên các thị trường tài chính giống như các nghiên cứu của Fibonacci.
Chúng ta sẽ tập trung vào khía cạnh quan trọng nhất của lý thuyết về dãy số Fibonacci, khía cạnh này có quan hệ trực tiếp tới quá trình phân tích các thị trường tài chính.
Dãy số Fibonacci là một dãy số mà trong đó, số đứng sau luôn bằng tổng của hai số liền trước cộng lại:
1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377, 610, 987, 1597, 2584 …
Những con số này có quan hệ qua lại rất đặc biệt. Bất cứ con số nào trong dãy số đều bằng xấp xỉ 0,618 lần số đứng sau và 1,618 lần số đứng trước và số càng lớn thì tỷ lệ này càng chính xác.
Giá cả cũng tuân theo các tỷ lệ mà chúng tôi vừa nói đến ở trên. Vậy bạn có thể tính toán và áp dụng dãy số Fibonacci như thế nào?
Các nhà kinh doanh thường xuyên sử dụng phương pháp này để tính toán và dự báo độ dài của diễn biến giá bằng cách đo chiều dài của sóng so với xu hướng đi lên hoặc đi xuống trước đó
Khi một sóng đi xuống kết thúc để một sóng đi lên khác bắt đầu, chúng ta sẽ lấy chiều dài của sóng này làm đơn vị để dự đoán các ngưỡng Fibonacci. Các ngưỡng này vừa là các mục tiêu giá của diễn biến đi lên tiếp theo vừa là các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tự nhiên.
Các ngưỡng Fibonacci, nếu được áp dụng đúng, sẽ là điểm hút giá và đồng thời, còn đóng vai trò là các ngưỡng đảo chiều hoặc tích lũy.
Hãy luôn nhớ rằng khi giá tiến gần đến mục tiêu giá thì nó vẫn có thể chệch khỏi mục tiêu đó từ 4 đến 5 pip. Nếu giá dao động trong khoảng 1000 pip thì một khoảng chênh lệch từ 40 đến 50 pip so với mục tiêu giá vẫn là một kết quả rất tốt trong quá trình chinh phục mục tiêu này.
Fibonacci retracement
Phương pháp này được sử dụng để dự đoán chiều dài của cả các sóng điều chỉnh (ngược chiều với xu hướng chủ đạo) lẫn thúc đẩy (cùng chiều với xu hướng chủ đạo).
Các ngưỡng dự đoán đóng vai trò là các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tạm thời và được các nhà kinh doanh sử dụng để đóng các trạng thái của mình nhằm thu lời. Khi một ngưỡng bị phá vỡ thì giá sẽ hướng tới ngưỡng tiếp theo
Sử dụng Chỉ số Zig Zag là một trong nhiều phương pháp để đánh dấu dãy hồi quy Fibonacci lên biểu đồ. Chỉ số Zig Zag chỉ ra mọi diễn biến giá đáng chú ý mà không bị ảnh hưởng bởi nhiễu động thị trường.
Fibonacci Expansion
Phương pháp này còn được gọi là Các ngưỡng Fibonacci mở rộng / ngoại lai. Việc dự đoán mục tiêu giá được dựa trên sóng gần nhất cùng chiều với xu hướng.
Phương pháp này được sử dụng khi bạn cho rằng chiều dài của sóng hiện tại sẽ lớn hơn chiều dài của sóng liền trước ngược chiều với xu hướng