Tâm lý có ảnh hưởng tới giao dịch như thế nào?

Thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc sẽ dẫn đến khả năng thua lỗ. Hiểu biết tâm lý con người là việc rất cần thiết để kiểm soát cảm xúc.

Đối với những người mới tham gia kinh doanh ngoại hối, dường như mọi thứ đều rất thú vị, dễ dàng và dễ hiểu, không hề cảm thấy sợ, họ không tin vào thành kiến. Có lẽ vì thế mà họ có tất cả cơ hội để chớp lấy vận may!

Nếu 30% các giao dịch mà bạn thực hiện là thua lỗ thì bạn có thể tự tin mà nói rằng mình là một chuyên gia.

Thua lỗ chính là một phần của thành công. Việc không thể đối mặt với thực tế rằng thua lỗ là điều không thể tránh khỏi đã khiến nhiều nhà kinh doanh bỏ cuộc từ khi mới bắt đầu tham gia giao dịch trên thị trường.

Đối với nhiều người mới bắt đầu, khi giao dịch có lời, họ nghĩ mình là thiên tài, còn khi thua lỗ thì họ rơi vào khủng hoảng. Những người chuyên nghiệp thì vẫn tự tin và bình tĩnh cho dù gặp phải thua lỗ liên tiếp vì họ nhận thức được một sự thực giản đơn là để cảm xúc lấn át sẽ chẳng có tác dụng gì ngoài việc làm cho họ thua lỗ thêm.

Mặt khác, khi giao dịch thành công thì cảm giác tự hào và thỏa mãn với bản thân là điều rất bình thường. Tuy nhiên, tự tin quá mức rất có thể sẽ làm bạn tăng mức độ rủi ro, vì cho rằng thành công của bạn sẽ kéo dài mãi. Cảm giác vui sướng có thể khiến bạn dễ dàng quên đi những kế hoạch và nguyên tắc ban đầu mình đã đặt ra.

Hãy nhớ rằng, kinh doanh khác xa với cá cược, và đó là một công việc kinh doanh nghiêm túc và mạo hiểm. Các quyết định giao dịch của bạn phải khách quan bất kể thị trường đang diễn biến thế nào.

Những giao dịch thành công sẽ mở đường cho những giao dịch thua lỗ và ngược lại.

Hãy chấp nhận điều này và nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Kinh doanh Ngoại hối không chỉ đơn giản là phân tích biểu đồ và các tin tức kinh tế. Điều quan trọng hơn là tâm lý thị trường và tâm lý của cá nhân nhà kinh doanh. Kiểm soát cảm xúc chính là bước đầu tiên để kinh doanh thành công.

Những người mới tham gia thị trường Ngoại hối dành quá nhiều thời gian suy nghĩ về những quyết định họ đưa ra thay vì làm việc chăm chỉ để nắm bắt các tin tức và dự báo về thị trường. Họ chỉ tiếp cận thị trường qua việc theo dõi các trạng thái của mình mà thôi. Mỗi lần giá cả diễn biến theo chiều hướng có lợi là họ cảm thấy thư thái như được hít một luồng không khí tươi mát, còn ngược lại, mỗi lần giá cả diễn biến bất lợi là họ lại có lý do để tự trách móc mình đã phạm sai lầm.

Yếu tố tâm lý có tác động như nhau đối với cả những nhà đầu tư đã có kinh nghiệm lẫn những người vừa mới bắt đầu. Nó bao gồm:

Tự tin thái quá

Các nghiên cứu cho thấy trên 82% các nhà giao dịch nghĩ rằng các kỹ năng của họ đạt hoặc trên mức trung bình.

Vậy câu hỏi là: “Nếu 82% nghĩ rằng họ khá hơn số đông, vậy thì số đông đó là ai?”

Tự tin thái quá là đặc điểm của phần lớn các nhà kinh doanh tài chính. Họ nghĩ rằng mình có thể áp dụng những gì mình biết tốt hơn bất kỳ ai và chắc chắc rằng họ sẽ thành công. Cảm giác vượt trội hơn so với người khác khiến họ mở rất nhiều trạng thái mới, thế nhưng không may thay, phần lớn trong số chúng đều kết thúc trong thua lỗ.

Tự tin thái quá cũng có nghĩa là chấp nhận rủi ro thái quá. Chúng ta chấp nhận rủi ro cao bởi chúng ta quá tự tin rằng mình có đầy đủ thông tin về tình hình thị trường và quyết định của chúng ta là khách quan.

Có được một chuỗi giao dịch thành công khi vừa mở tài khoản lần đầu tiên sẽ khiến những người mới bắt đầu kinh doanh tự đánh giá quá cao về bản thân cũng như chấp nhận mức rủi ro cao hơn, và điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới những giao dịch sau này

Tính toán cảm tính (Mental accounting)

Việc thua cược một số tiền nhỏ sẽ làm giảm mong muốn cá cược với những điều kiện công bằng xuống gần 0 trong khi việc thua cược một số tiền tương đối lớn lại tăng mong muốn cá cược lên dù điều kiện của nó không công bằng, nhưng đổi lại, phần thua sẽ được hoàn lại trong trường hợp thắng cuộc.

Một hiện tượng khá thú vị nữa cũng xảy ra khá phổ biến với nhiều nhà kinh doanh đó là họ thường mong muốn đóng một trạng thái giao dịch đang có lãi càng nhanh càng tốt và ngược lại, duy trì một trạng thái đang bị thua lỗ càng lâu càng tốt.

Nếu bạn cứ lần lượt đóng hết các trạng thái có lời và duy trì những trạng thái thua lỗ, bạn sẽ bị đánh lừa bởi cảm giác rằng mình đang an toàn và không bị ảnh hưởng bởi thua lỗ. Đằng sau hành động này còn là niềm tin rằng nếu thị trường diễn biến theo chiều hướng ngược lại thì tất cả những trạng thái đang gây thua lỗ sẽ trở thành có lãi.

Theo logic, một nhà kinh doanh nên cố gắng tối đa hóa lợi nhuận từ những trạng thái có lời, và ngược lại, đóng những trạng thái không có lợi càng sớm càng tốt. Nhưng trong thực tế giao dịch, giả định hợp lý này lại sai lầm.

Một phân tích đối với trên 10.000 tài khoản giao dịch được mở tại một công ty môi giới đã chỉ ra rằng các nhà kinh doanh đóng các trạng thái có lời nhanh hơn rất nhiều so với các trạng thái thua lỗ. 33% các trạng thái có lời và 16% các trạng thái thua lỗ được đóng ngay sau khi cuộc thử nghiệm bắt đầu. Nói cách khác, nhà đầu tư lựa chọn đóng các trạng thái giao dịch đang có lời thường xuyên hơn gấp hai lần so với lựa chọn đóng các trạng thái đang thua lỗ có cùng khối lượng.

Quan điểm về tiền tác động tới quan điểm về giao dịch như thế nào?

Cá tính của bạn sẽ quyết định thái độ của bạn đối với tiền bạc. Bạn đã bao giờ nghĩ bạn quản lý tài chính cá nhân của mình như thế nào và nó ảnh hưởng thế nào đến các quyết định giao dịch của bạn chưa?

Mọi người có thái độ khác nhau đối với tiền bạc, và điều này sẽ quyết định tâm lý của họ trong đầu tư.

Nhà tâm lý học Lisa Smith đã phân loại thái độ của con người đối với tiền bạc như sau:

Người chi tiêu hoang phí (Big spenders)

Không thể tưởng tượng nổi cuộc sống của họ sẽ ra sao nếu không có những chiếc xe đắt tiền, đồ dùng mới, quần áo hàng hiệu…

Họ không bao giờ tìm kiếm những món đồ giảm giá, họ ăn mặc theo mốt thời thượng, và luôn muốn tạo ấn tượng.

Họ luôn hướng tới những thứ tốt nhất: điện thoại cầm tay tiên tiến nhất, tivi màn hình phẳng rộng nhất, biệt thự bên bờ biển…

Họ dễ dàng tiêu những khoản tiền lớn, họ không sợ rơi vào nợ nần, và khi đầu tư họ chấp nhận rủi ro cao để có lợi nhuận lớn

Lời khuyên: Hãy đầu tư và lên kế hoạch cho chi tiêu của bạn trong một khoảng thời gian nhất định. Hãy tìm kiếm những khoản lợi nhuận nhỏ thôi nhưng ổn định, đừng cố làm gì vội vàng dẫn đến thua lỗ!

Người tiết kiệm (Savers)

Đối lập hoàn toàn với mẫu người trên, họ rất tằn tiện.

Họ luôn tắt hết đèn khi ra khỏi phòng và đóng nhanh cửa tủ lạnh để hơi lạnh không kịp thoát ra ngoài.

Họ chỉ mua sắm những thứ đắt tiền nếu chúng thực sự cần thiết và cố gắng không bao giờ nợ nần.

Thường thì kiểu người này hơi hà tiện.

Những xu hướng thời trang mới nhất không có nghĩa lý gì với họ và họ vui vẻ ngắm nhìn tài khoản của mình trong nhà băng tăng lên mỗi ngày.

Họ là những nhà đầu tư bảo thủ luôn cố gắng giảm thiểu rủi ro.

Lời khuyên: Giảm thiểu rủi ro là yếu tố rất quan trọng đối với nhà đầu tư, nhưng cũng đừng quên đi lý do mà vì nó bạn tiến hành đầu tư!

Tín đồ mua sắm (Shoppers)

Luôn bị các cửa hiệu quyến rũ, họ vui thích khi được tiêu tiền.

Nếu họ đi mua sắm thì chắc chắn họ sẽ mua thứ gì đó.

Họ cũng thường hay rơi vào cảnh nợ nần nhưng mặt khác, họ hiểu rằng không cần thiết phải tiêu quá nhiều tiền vào việc mua sắm.

Họ cố gắng tìm kiếm những món đồ được giảm giá và cảm thấy thỏa mãn khi có được chúng.

Nói về đầu tư, họ là những người khá thoải mái về tư tưởng và có thể hành xử rất khác nhau.

Lời khuyên: Hãy kiểm soát chi tiêu của bạn. Khi đầu tư, hãy theo dõi sát sao số dư tài khoản giao dịch. Trước khi mở một trạng thái mới, hãy nghĩ xem liệu bạn có đủ tiền để duy trì nó hay không và bạn có thể chịu được khoản lỗ bao nhiêu tại thời điểm đó.

Con nợ (Debtors)

Tiêu tiền không phải để thỏa mãn sự vui thích của bản thân.

Nhìn chung, họ ít nghĩ về tiền bạc, không bao giờ giữ các hóa đơn mua hàng, cũng chẳng bao giờ mở tài khoản.

Thế nhưng thường thì các khoản chi tiêu của họ lại vượt quá so với thu nhập và họ hay rơi vào nợ nần.

Kiểu người này không hứng thú với đầu tư.

Lời khuyên: Hãy lên một kế hoạch tài chính chi tiết và bắt tay vào việc đầu tư.

Nhà đầu tư (Investors)

Luôn nghĩ về số vốn mình có. Họ luôn hiểu tình trạng tài chính của mình và cố gắng kiếm lời từ những nguồn lực sẵn có.

Họ sẵn sàng hoãn chi tiêu ngày hôm nay để có được nguồn thu nhập trong tương lai.

Họ luôn lường trước những tình huống có thể xảy ra và không sợ rủi ro nếu đó là điều thực sự cần thiết.

Lời khuyên: Hãy tiếp tục! Hãy hoàn thiện kỹ năng của mình!

Kết luận

Trước khi bắt đầu kinh doanh trên các thị trường tài chính, bạn phải hiểu được chính mình. Bạn không thể thay đổi tính cách, và cũng không cần làm thế. Hãy học cách thay đổi thái độ để đạt được kết quả tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *