Trung bình giá (DCA) là gì? Sử dụng DCA thế nào cho hiệu quả?

Trong đầu tư có nhiều phương pháp giao dịch để đem lại hiệu quả cao nhất cho mỗi người. Nếu bạn không thể dành toàn bộ thời gian cho crypto thì việc sử dụng chiến lược mua trung bình giá là sự lựa chọn phù hợp.

Vậy chiến lược này sử dụng như thế nào, ưu nhược điểm cùng cách áp dụng ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé.

Chiến lược trung bình giá (DCA) là gì?

Chiến lược trung bình giá (hay DCA) là phương pháp chia số tiền vốn đầu tư thành nhiều phần một cách cố định, thường xuyên trong một thời gian dài.

Việc trung bình giá không hoàn toàn là việc chúng ta bắt đáy/đỉnh vì nó được tính là mức giá tốt nhất có thể mua được. Nếu bạn dự đoán đúng xu hướng, DCA sẽ giúp những người có ít thời gian và hold lâu dài có được mức giá tốt nhất.

DCA thật sự hiệu quả hơn nếu bạn dự đoán đúng xu hướng bằng cách phân tích thị trường. Và tất nhiên chiến lược trung bình giá phải liên quan đến việc phân tích kỹ thuật, hay cụ thể là các chỉ báo công cụ như MA, MACD, Bollinger band, sóng Elliott hoặc phức tạp hơn là phân tích dòng tiền, phân tích thị trường vĩ mô.

Cần phân biệt rõ rằng, trung bình giá ở đây là chúng ta sẽ trung bình trong khoảng giá có biên độ dao động lớn chứ không trung bình giá trong thị trường ở giai đoạn sideway.

Ví dụ: Bạn trung bình giá ETH ở 4 mốc: $3,800 – $3,850 – $3,900 – $4,000? Việc này là gần như vô nghĩa và chẳng khác nào bạn đang all in 1 mức giá cả vì trung bình giá không có sự khác biệt nào.

Trung bình giá chỉ tính khi giá có biên độ rộng một chút, ví dụ: Thị trường sideway tích luỹ bạn mua 1 lượng ETH có giá $1,000 và sau khi phá vỡ kháng cự 2017 bạn dự đoán giá sẽ bước vào vùng tăng mạnh vì vậy bạn tiếp tục mua thêm ở $1,400 => Giá trung bình có sự khác biệt, đó mới là DCA – trung bình giá.

Ưu điểm của chiến lược DCA

Thứ 1, như mình đã trình ở trên, DCA sẽ giúp bạn không cần quá chú tâm đến mức giá mua chính xác, bạn có thể mua luôn 1 phần giá hiện tại để giữ vị thế và DCA khi giá giảm hoặc giá bước vào sóng tăng mà không cần câu nệ chuyện entry ở đỉnh hay đáy.

Thứ 2, DCA phù hợp với những bạn không thể theo sát thị trường 24/7 khi có công việc chính và đầu tư là phương án phụ.

Thứ 3, DCA giúp bạn chia nhỏ số vốn đầu tư, không all in, luôn có khoản backup để mua thêm khi giá rẻ hoặc khi vào sóng tăng từ đó giảm thiểu rủi ro.

Thứ 4, với DCA bạn sẽ không cần dồn 1 cục vốn lớn nếu nguồn tiền không dồi dào (ví dụ mỗi tháng trích 1 phần tiền lương đầu tư).

Nhược điểm của chiến lược DCA

Chắc chắn rằng nhược điểm lớn nhất của DCA là bạn sẽ không có lợi nhuận tối đa nếu all in ở 1 mức giá và giá đó là vùng đáy.

Ngoài ra, giả sử bạn chọn nhầm coin không tiềm năng mà cứ liên tục DCA thì chắc chắn gây ra hậu quả khôn lường cho tài khoản của bản thân.

Cách sử dụng chiến lược DCA hiệu quả

Tuỳ vào khả năng của mỗi cá nhân mà có chiến lược DCA phù hợp, tuy nhiên, mình sẽ chỉ ra 3 cách DCA phổ biến nhất mà mình nhận thấy nhiều người đang áp dụng nhé:

DCA theo thời gian

Vấn đề này có thể do nguồn vốn hoặc thói quen của mỗi người. Ví dụ, có những nhà đầu tư chỉ mua vào tầm tháng 3 khi báo cáo tài chính được công bố hoặc thời điểm tết âm lịch, các nước châu Á có xu hướng chốt lời ăn tết và tái cơ cấu danh mục vào năm sau. Những người này chỉ DCA 1-2 lần và có thể vài tháng liền họ không hề giao dịch nhưng mỗi lần mua vào thì số lượng lại khá lớn.

Ngoài ra, cũng có nhiều người có nguồn tiền đầu tư cố định. Ví dụ, mỗi tháng sau khi nhận lương ở công việc chính họ quyết định trích 1 phần tiền lương lại để giao dịch và tái đầu tư. Khi đó tức là họ sẽ DCA theo nguồn tiền của bản thân.

Đó là 2 ví dụ tiêu biểu, còn trường hợp fomo khi thấy giá tăng thì theo mình đó không phải là chiến lược CDA trong đầu tư nên mình sẽ không xét đến ở đây.

DCA theo chu kỳ thị trường: Thị trường đang bullish

Bất kỳ chiến lược DCA nào cũng đều hướng đến mục tiêu là mua được giá rẻ để đến thời điểm bán ra chúng ta có nhiều lợi nhuận nhất so với số vốn.

Thị trường luôn lần lượt phải trải qua 5 giai đoạn:

  • Giai đoạn tích luỹ.
  • Giai đoạn tăng trưởng.
  • Giai đoạn phân phối.
  • Giai đoạn giảm giá.
  • Trở về giai đoạn tái tích luỹ ban đầu.

Trong 5 giai đoạn này, đa phần chúng ta đều muốn mua được giá tốt nhất ở giai đoạn tích luỹ, nhưng chắc chắn chúng ta không thể chắc chắn 100% giá sẽ tích luỹ trong bao lâu và chúng ta có thể kiên nhẫn chờ đến giai đoạn chốt lời hay không.

Thông thường, chúng ta thường mua 1 phần ở giai đoạn tích luỹ để lấy vị thế, khi giá chính thức được xác nhận bằng các yếu tố phá vỡ thì chúng ta mới canh mua thêm để tránh bị ôm vốn quá lâu.

DCA theo chu kỳ thị trường: Thị trường đang bearllish

Tương tự như thị trường tăng trưởng, chúng ta cũng không thể chắc chắn 100% giá mình mua đã là giá đáy vì vậy việc chia các khoản đầu tư ra thành nhiều lần giúp bạn có thể mua được nhiều hơn số coin nhưng giả sử giá quay đầu thì chúng ta cũng có vị thế mà không bị lỡ con sóng.

Ví dụ gần nhất về Bitcoin, khoảng 2019 – 2020 nhiều nhà đầu tư đã nghĩ rằng BTC giảm về 10,000 là giá đáy, nhưng BTC vẫn nằm trong trend giảm lớn từ 2017 và chưa thoát khỏi nên đã lựa chọn DCA.

Lúc này khi giá bị rớt về vùng $8,000 – $6,000 – $4,000 cũng đã rất nhiều người mua được Bitcoin giá rẻ, hoặc dù lúc đó giá có đi lên thì họ vẫn có sẵn vị thế và giờ là kết quả. Nói như vậy nhưng DCA trong downtrend đòi hỏi tâm lý vững vàng hơn rất nhiều trong uptrend, đơn giản vì không phải ai cũng đủ niềm tin và tâm lý khi thị trường giảm giá mạnh trong thời gian dài. Việc DCA trong uptrend sẽ đỡ áp lực hơn nhiều so với downtrend.

Kinh nghiệm DCA trong đầu tư Crypto

Với mình, mình thường xuyên áp dụng DCA trong đầu tư, nhất là trong những thời điểm các coin token đó hoặc bước vào sóng tăng mạnh, hoặc ở giai đoạn downtrend mà giá rơi về các mốc hỗ trợ cứng tiềm năng.

Ví dụ cụ thể:

  • Trước đó mình mua SRM giá $1,7 và giá đã tăng lên hơn $2.6, sau khi áp dụng các phương pháp phân tích cả kỹ thuật và phân tích căn bản mình nhận thấy SRM đang bước vào sóng tăng, vì vậy mình đã DCA ở vùng $2.4 => DCA trong tăng giá.
  • Tiếp tục với SRM, mặc dù sau khi lên $3.5 giá đã bị xả mạnh mẽ, giảm về dưới hỗ trợ, bước vào trend giảm. Nhưng nhờ yếu tố phân tích căn bản mình vẫn tin giá về dài hạn vẫn sẽ tăng nên đã không cắt mà mua thêm ở $1.5 sau đó dừng mua vì mình nhận thấy giá tích luỹ khá lâu.

Như mình có nói ở đầu, vấn đề xác định hold trong bao lâu sẽ quyết định chiến lược DCA của bạn. Bạn không thể giành số vốn mà chỉ có thể đầu tư trong 1 tháng để DCA, giả sử thị trường đi xuống thì bạn sẽ liên tục lỗ và khi cần sử dụng vốn, khi không có niềm tin hold hay khi không có kỹ năng phân tích đưa ra phán đoán thì bạn sẽ bán đáy, cắt lỗ thường xuyên.

Cũng giống như ví dụ mình đưa ra ở chính bản thân mình, mình có niềm tin việc SRM sẽ tăng giá rất lớn nên vẫn hold, DCA khi giá giảm về sâu + thị trường nặng nề và không có niềm tin SRM tăng giá.

Kết luận

Chiến lược nào muốn thành công đều cần áp dụng một cách kỷ luật, bạn muốn làm chủ cuộc chơi thì chắc chắn phải xác định phương pháp riêng cho bản thân và hạn chế tối đa việc nghe hay làm theo quá nhiều nguồn thông tin, chiến lược khác nhau.

Theo Sammie – MarginATM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *